Vì sao không có... ma cà rồng tại Bắc Cực?

Hiệp Khách Quậy Hiệu ứng Novaya Zemlya là một trong những lí do khiến hiếm có những nhà thám hiểm địa cực ma cà rồng. Hiệu ứng xảy ra ở gần địa cực, nơi vật lí khí quyển và mặt trời kết hợp làm cho mặt trời mọc và mặt trời lặn hơi khó dự báo... Xin mời đọc tiếp.

Hiệu ứng Novaya Zemlya là một trong những lí do khiến hiếm có những nhà thám hiểm địa cực ma cà rồng. Hiệu ứng xảy ra ở gần địa cực, nơi vật lí khí quyển và mặt trời kết hợp làm cho mặt trời mọc và mặt trời lặn hơi khó dự báo hơn ở những nơi khác. Chúng tôi sẽ giải thích với bạn về cơ sở vật lí của ảo ảnh mặt trời, và thực tế chúng có thể trông cực độ đến thế nào.

Bức ảnh bên dưới thật ra không phải là ảnh chụp của hiệu ứng Novaya Zemlya. Hiệu ứng xảy ra tại địa cực, thường chỉ trong những mùa nhất định, và là đối tượng của các điều kiện thời tiết. Như vậy, rất khó chụp lại hiện tượng trên camera. Đây là một ảnh chụp ảo ảnh mặt trời trên bầu trời rất tối. Cái lạ là bầu trời tối vì mặt trời đã lặn rồi mà vẫn có thể nhìn thấy. Hầu như mọi người đều từng nhìn thấy ảo ảnh mặt trời. Có khả năng đã có những lúc bạn nhìn thấy một hồ ánh sáng nhỏ xíu lan tỏa ra bên dưới mặt trời đang chìm xuống đường chân trời. Có lúc mặt trời dường như bị bóp méo thành hình vuông hoặc hình chữ nhật, hoặc có thể có những đốm sáng rực ở phía trên nó khi nó mọc hoặc khi nó lặn.

Ảo ảnh mặt trời

Đây không phải là những đám mây sáng. Chúng là ảo ảnh, giống hệt như ảo ảnh mà bạn thấy trên đường nhựa vào những ngày nóng bức. Không khí làm bẻ cong ánh sáng khác nhau tùy thuộc vào nhiệt độ của nó, và không khí nóng dâng lên từ một con đường trải nhựa có thể làm bẻ cong ánh sáng đến từ trên trời – hay từ những vật ở xa – trở lại để nó đi tới mắt bạn. Bạn nhìn thấy những mảng lam và tối ở giữa một con đường nhựa xám nhạt. Hiện tượng tương tự xảy ra với mặt trời. Các lớp không khí nóng hoặc lạnh có thể dày hàng dặm phía trên mặt biển, và chúng làm bẻ cong ánh sáng mặt trời hướng lên khí quyển phía trên rồi đi xuống để nó có thể được nhìn thấy bởi những người đang ngắm hoàng hôn.

Hiệu ứng Novaya Zemlya có tên gọi từ tên của một hòn đảo ở ngoài khơi Siberia, nơi nó đã làm các thủy thủ của một đoàn thám hiểm người Hà Lan mụ mẫm cả người. Đang giương buồm hồi cuối thế kỉ 16, họ quan sát các thiên thể và đo thời gian rất nghiêm túc – vì các thiên thể cho họ biết được họ đang ở đâu. Và cái khiến họ bực mình là mặt trời thường xuyên mọc sớm hơn họ trông đợi, và lại còn lặn muộn hơn. Cho đến khi mặt trời bắt đầu biến thành hình vuông, hay thỉnh thoảng chia ra thành từng mảnh trên bầu trời, họ mới nhận ra cái gì đang xảy ra. Ảo ảnh mạnh đến mức mặt trời có vẻ mọc sớm hơn hàng phút so với lúc nó thật sự mọc lên khỏi đường chân trời. Họ đã lấy tên hòn đảo đặt cho hiệu ứng ảo ảnh đó, và cái tên từ đó gắn liền với hiện tượng.

Chắc hẳn mọi người ai cũng từng xem phim ma cà rồng, trong đó chúng khát máu tấn công và chỉ bị xua đuổi bởi những tia nắng ban mai của mặt trời. Ở vùng địa cực, khi bình minh có thể đến sớm hơn trông đợi, tình hình không có lợi cho lũ ma cà rồng. Và bạn sẽ có thêm quỹ thời gian để làm việc vui vẻ.

Nguồn: Optics Info Base

Mời đọc thêm