Còn 1 ngày: Thời tiết sao Hỏa thuận lợi đón chờ Curiosity

Hiệp Khách Quậy Xe tự hành Curiosity của NASA sắp tiếp đất sao Hỏa lúc 5:31 UTC ngày 6 tháng 8 (tức 12:31 trưa ngày 6 tháng 8, tính theo giờ Việt Nam). Đó là thời điểm một tín hiệu xác nhận tiếp đất an toàn truyền về tới Trái đất – có thể sớm hoặc muộn... Xin mời đọc tiếp.

Xe tự hành Curiosity của NASA sắp tiếp đất sao Hỏa lúc 5:31 UTC ngày 6 tháng 8 (tức 12:31 trưa ngày 6 tháng 8, tính theo giờ Việt Nam). Đó là thời điểm một tín hiệu xác nhận tiếp đất an toàn truyền về tới Trái đất – có thể sớm hoặc muộn một phút để cho các thiết bị điều khiển của phi thuyền cảm nhận các điều kiện thời tiết có thể biến đổi.

Theo Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA ở Pasadena, California – cơ quan đang điều hành sứ mệnh trên – phi thuyền Phòng thí nghiệm Khoa học sao Hỏa hiện đang mạnh khỏe và vẫn trên hành trình mang cỗ xe tự hành Curiosity của sứ mệnh đến Miệng hố Gale trên sao Hỏa. Chuyện gì sẽ xảy ra khi phi thuyền đến nơi?

Tàu quỹ đạo Trinh sát sao Hỏa của NASA đã chụp tấm bản đồ toàn cầu này của sao Hỏa vào hôm 2 tháng 8, 2012.

Tàu quỹ đạo Trinh sát sao Hỏa của NASA đã chụp tấm bản đồ toàn cầu này của sao Hỏa vào hôm 2 tháng 8, 2012. Một tấm bản đồ toàn cầu được lập ra mỗi ngày để dự báo thời tiết cho sự đi vào khí quyển, hạ độ cao và tiếp đất của cỗ xe tự hành mới Curiosity. Cơn bão bụi hoạt động mạnh quan sát thấy ở phía nam địa điểm tiếp đất của Curiosity hôm 31 tháng 7 đã tiêu tan, để lại một đám mây bụi sẽ không có mối đe dọa nào đối với sự hạ cánh. Đi nào, Curiosity, thẳng tiến thôi!

Xe tự hành Curiosity lớn hơn những xe tự hành sao Hỏa trước đây, với kích cỡ chừng bằng chiếc xe hơi thể thao, hay chiếc SUV. Về cơ bản nó là một phòng thí nghiệm hóa địa di động. Nhưng để tiếp đất nhẹ nhàng một cỗ xe to lớn như thế này lên bề mặt Hỏa tinh thì đúng là một thách thức kĩ thuật ghê gớm.

Curiosity đang tiến đến sao Hỏa với tốc độ chừng 3600 m/s. Lúc phi thuyền chạm tới phần trên của khí quyển sao Hỏa, khoảng 7 phút trước khi tiếp đất, lực hấp dẫn sẽ gia tốc nó đến khoảng 5900 m/s. Trong 7 phút cỗ xe hạ độ cao xuống bề mặt Hỏa tinh, nó sẽ phải giảm tốc độ từ 5900 m/s xuống còn zero.

Làm thế nào chúng ta biết nó có tiếp đất an toàn hay không? Tin tức sẽ truyền về qua một kênh tiếp âm bởi tàu quỹ đạo Mars Odyssey của NASA. Curiosity sẽ không truyền thông tin trực tiếp về Trái đất lúc nó hạ cánh, vì nhìn từ phía Curiosity Trái đất sẽ nằm bên dưới đường chân trời sao Hỏa lúc khoảng 2 phút trước khi hạ cánh.

 Ảnh minh họa Phòng thí nghiệm Khoa học sao Hỏa đang tiến tới Hỏa tinh.

Ảnh minh họa Phòng thí nghiệm Khoa học sao Hỏa đang tiến tới Hỏa tinh. Xe tự hành Curiosity cất bên trong lớp vỏ khí động của phi thuyền. Vì mục đích đạo hàng, điểm đi vào khí quyển có độ cao 3522 km so với tâm của hành tinh. Hình minh họa miêu tả quang cảnh khi tầng bay của phi thuyền đã tách ra, lúc khoảng 10 phút trước khi đi vào khí quyển. Phi thuyền sẽ tiếp đất vào trưa ngày mai 6 tháng 8 tính theo giờ Việt Nam.

 Curiosity sẽ nỗ lực tiếp đất sao Hỏa – trong một loạt bước mạo hiểm và chưa có tiền lệ.

Curiosity sẽ nỗ lực tiếp đất sao Hỏa – trong một loạt bước mạo hiểm và chưa có tiền lệ. Nó sẽ bung ra một cái dù, và triển khai một cần bay chưa từng được thử nghiệm trước đây.

 Cỗ xe tự hành sẽ lao xuống khí quyển Hỏa tinh ở tốc độ 21.243 km/h và được bảo vệ bằng một lá chắn nhiệt.

Cỗ xe tự hành sẽ lao xuống khí quyển Hỏa tinh ở tốc độ 21.243 km/h và được bảo vệ bằng một lá chắn nhiệt. Ở độ cao 11 km, nó sẽ bung ra cái dù lớn nhất từng được triển khai trên một thế giới khác (rộng khoảng 16 m) để bắt đầu giảm tốc. Sau đó 8 động cơ tên lửa sẽ khai hỏa để giảm tốc phi thuyền thêm nữa. Ở độ cao 20 m, cần trục bay sẽ thả Curiosity qua những sợi dây cáp xuống mặt đất Hỏa tinh.

 Ảnh minh họa Curiosity trên Hỏa tinh.

Ảnh minh họa Curiosity trên Hỏa tinh.

Sứ mệnh chính kéo dài một năm sao Hỏa, tức gần hai năm Trái đất. Trong thời gian đó, các nhà nghiên cứu có kế hoạch lái Curiosity phần nào lên một ngọn núi có tên gọi không chính thức là núi Sharp. Các quan sát từ quỹ đạo đã nhận dạng ở đó có đất sét và các khoáng chất sulfate tạo nên môi trường ẩm ướt.

123physics (thuvienvatly.com)
Nguồn: EarthSky.org

Mời đọc thêm