Tại sao năm mới bắt đầu vào ngày 1 tháng 1?

Hiệp Khách Quậy Ngày đầu năm mới dường như cơ bản đến mức ai cũng nghĩ hầu như tự nhiên đã quy định như thế. Nhưng ngày đầu năm mới là một sự kiện mang tính văn hóa. Nó không chính xác là một ngày đánh dấu sự biến đổi mùa. Xin mời đọc tiếp.

Ngày đầu năm mới dường như cơ bản đến mức ai cũng nghĩ hầu như tự nhiên đã quy định như thế. Nhưng ngày đầu năm mới là một sự kiện mang tính văn hóa. Nó không chính xác là một ngày đánh dấu sự biến đổi mùa.

Tập quán ăn mừng nhân ngày năm mới của chúng ta có xuất xứ từ phong tục La Mã cổ đại, bữa tiệc của vị thần La Mã Janus – vị thần xuất hành. Tên đặt cho tháng Giêng (January) cũng xuất xứ từ Janus, vị thần được miêu tả là có hai bộ mặt – một nhìn về quá khứ, và một hướng về tương lai.

 Tại sao năm mới bắt đầu vào ngày 1 tháng Giêng?

Tại sao năm mới bắt đầu vào ngày 1 tháng Giêng?

1 tháng Giêng là một ngày hợp lí cho sự khởi đầu mới. Vào tháng 12, điểm chí nằm ở bán cầu bắc, chúng ta có ngày ngắn nhất trong năm. Vào ngày 1 tháng Giêng, ngày dài ra trở lại thấy rõ. Sự trở lại lâu hơn của ánh sáng ban ngày có một tác động rõ nét lên những nền văn hóa gắn chặt với những vụ mùa nông nghiệp. Nó có tác động xúc cảm đối với mọi người thậm chí ở các đô thị ngày nay.

Những nhà làm lịch ngày xưa không biết, nhưng ngày nay chúng ta biết có một cơ sở lôgic thiên văn học nữa cho sự bắt đầu của năm vào ngày 1 tháng Giêng. Trái đất luôn ở gần mặt trời nhất trong quỹ đạo thường niên của nó trong khoảng thời gian này.

Trong năm 2012, trái đất ở gần mặt trời nhất là vào ngày 5 tháng Giêng.

Tượng thần Janus 

Tượng thần Janus

Không phải ai cũng ăn mừng năm mới vào ngày 1 tháng Giêng. Ghi chép cổ xưa nhất của lễ ăn mừng năm mới là ở Mesopotamia, khoảng năm 2000 trước Công nguyên. Lễ ăn mừng đó – và nhiều lễ ăn mừng năm mới thời cổ đại khác diễn ra sau nó – được tổ chức vào khoảng thời gian xuân phân, khoảng ngày 20 tháng 3. Trong khi đó, người Ai Cập cổ đại, người Phoenici, và người Ba Tư bắt đầu năm mới của họ với ngày thu phân, khoảng 20 tháng 9. Và người Hi Lạp cổ đại thì tổ chức ăn mừng vào ngày đông chí, khoảng 20 tháng 12.

Tuy nhiên, vào thời Trung cổ, ở nhiều nơi thuộc châu Âu, ngày năm mới bắt đầu trong tháng 3. Khoảng thế kỉ thứ 16 đã diễn ra một phong trào lấy lại ngày 1 tháng Giêng là ngày tết năm mới. Theo lịch Gregory, Tết dương lịch bắt đầu vào ngày đầu tiên của tháng Giêng.

Xuân Nguyễn – thuvienvatly.com
Theo EarthSky.org

Mời đọc thêm