Bánh xe màu Newton

Hiệp Khách Quậy Bảy màu trong phổ quang học Newton (đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím) có thể kết hợp lại theo một số cách, ví dụ như dùng dụng cụ bảy-gương và lăng kính dao động. Bản thân Newton từng đề xuất sử dụng bánh xe màu, trong đó những miếng... Xin mời đọc tiếp.

Bánh xe màu Newton

Bảy màu trong phổ quang học Newton (đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím) có thể kết hợp lại theo một số cách, ví dụ như dùng dụng cụ bảy-gương và lăng kính dao động. Bản thân Newton từng đề xuất sử dụng bánh xe màu, trong đó những miếng giấy hình nêm tô bảy màu được dán lên trên bề mặt của một bánh xe đang quay.

Khi cái đĩa quay, các màu nhòe với nhau và mắt không có khả năng phản ứng đủ nhanh nên sẽ nhìn thấy các màu trộn lẫn tạo ra màu trắng.

Vì mắt người nhạy hơn với những màu ở giữa phổ nhìn thấy, nên những cái nêm màu vàng và màu lục thường được làm hẹp hơn, còn những cái nêm màu đỏ và màu tím thì rộng hơn.

Trong ảnh là bánh xe màu tại trường Đại học Transylvania ở Lexington, Kentucky.

Bánh xe màu Newton

Đĩa Newton từng xuất hiện trong một phiên đấu giá trên eBay hồi tháng 11 năm 2000. Nó có chiều cao tổng cộng 65 cm và đường kính đĩa là 31 cm. Lưu ý rằng thiết bị thiếu mất dây cuaroa lái.

Bánh xe màu Newton

Một bánh xe màu của trường Kenyon College, chế tạo vào khoảng 1900. Đây có lẽ là một bản tự sửa lại của một thiết bị khác.

Bánh xe màu Newton

Sự nhòe đi của các màu có thể nhìn thấy trước cả lớp nếu cái đĩa màu được làm trong suốt và gắn trên một bàn trượt có thể xách tay. Mẩu của Viện Quân sự Virginia, Mĩ.

Bánh xe màu Newton

Mẫu của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hoa Kì. Mẫu không ghi tên nhà sản xuất.

Bánh xe màu Newton

Thiết bị bánh xe màu lái bằng điện trong bộ sưu tập thiết bị của trường Kenyon College. Các đĩa có thể xếp chồng lên nhau. Có thể đặt ba cái đĩa chung với nhau để tạo ra ảo giác màu trắng khi chúng đang quay.

Theo Canyon College

Mời đọc thêm