Bí ẩn những vòng tròn ma trên đồng lúa - Phần 3

Hiệp Khách Quậy Thật li kì, những thí nghiệm do các nhà sinh lí học thực hiện đã làm tăng thêm khả năng rằng một số nhà sáng tạo vòng tròn có lẽ đã thách thức những phương pháp của họ. Những nghiên cứu độc lập bố trong năm 1999 và 2011 đã báo cáo... Xin mời đọc tiếp.

>> Xem Phần 2

Những nghiên cứu sinh lí học

Thật li kì, những thí nghiệm do các nhà sinh lí học thực hiện đã làm tăng thêm khả năng rằng một số nhà sáng tạo vòng tròn có lẽ đã thách thức những phương pháp của họ. Những nghiên cứu độc lập bố trong năm 1999 và 2011 đã báo cáo bằng chứng phù hợp với cái bạn trông đợi thấy nếu như các cánh đồng nằm trong vùng bức xạ trong lúc hình thành những hình dạng. Những hình dạng được nghiên cứu có từ hồi giữa thập niên 1990, và trong đó có Bộ ba Julia nguyên bản. Hình 5 thể hiện kết quả của một nghiên cứu "pulvini", những khớp nối nhớt-đàn hồi xảy ra theo thân cây lúa mì. Eltjo Haselhoff, một nhà vật lí y sinh, nhận thấy pulvini trên những thân cây bị bẻ cong bên trong một vòng tròn rộng 9m có dạng thuôn dài so với những cây hoa màu không bị động tới trong cùng cánh đồng đó. Mặc dù một số yếu tố đã biết có thể làm cho pulvini phồng lên, như sự lớn thẳng của thân cây do lực hấp dẫn và sự uốn cong thân cây do gió hoặc mưa, nhưng Haselhoff đã bác bỏ chúng dựa trên độ lớn của sự tăng, và sự mất đối xứng của nó từ tâm của vòng tròn đến rìa của nó.

Các kết quả của Haselhoff xây dựng trên nghiên cứu trước đó của William Levengood, một nhà sinh lí học tại cơ quan gieo trồng hoa màu trụ sở ở Michigan gọi là Phòng thí nghiệm Y sinh Pinelandia. Levengood, người tìm thấy những kết quả tương tự trên 95% trong số 250 hình dạng hoa màu tìm thấy ở bảy quốc gia, đề xuất rằng pulvini thuôn dài là một hệ quả của sự quá nhiệt do bức xạ điện từ. Bức xạ như thế, theo ông, sẽ làm cho thân cây đổ xuống và nằm dạt theo phương ngang. Ông tìm thấy bằng chứng nữa cho sự quá nhiệt trong sự thay đổi cấu trúc tế bào của hoa màu và trong vô số những con ruồi chết dính vào đầu hạt giống trong các hình dạng đó.

Levengood và Haselhoff đều tiến hành nghiên cứu của họ bằng cách lấy hạt giống hoa màu từ cánh đồng và đặt chúng trong buồng sinh trưởng có điều khiển ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ. Họ nhận thấy trong khi các hạt giống lấy từ hoa màu vùng xung quanh lớn lên ở tốc độ bình thường, thì những hạt lấu từ các hình dạng lớn lên chậm hơn bốn lần trong 90% số hình dạng đã đo.

Mặc dù kết quả của cả hai nhà nghiên cứu được công bố trên tạp chí Physiologia Plantarum (W C Levengood 1994 92 356 và 1999 105 615; E H Haselhoff 2000 1 124), một tạp chí đánh giá ngang hàng dành cho khoa học trồng trọt, nhưng kết quả của họ không đưa cuộc tranh cãi vòng tròn hoa màu đi đến hồi kết. Lập luận của riêng từng tác giả chẳng giúp ích gì cả: Levengood giải thích kết quả của ông là bằng chứng của lí thuyết xoáy plasma của Meaden, còn Haselhoff đề xuất rằng các nguồn bức xạ đó là những quả cầu ánh sáng bí ẩn mà một số người quan sát tường thuật là treo lơ lửng phía trên những địa điểm hình thành vòng tròn. Trước tình hình đó, các nhà khoa học phải miễn cưỡng khảo sát những kết quả gây tranh cãi như thế đã đánh mất trí tò mò của họ, và cả nghiên cứu của Levengood lẫn Haselhoff đều không được xác nhận lại hoặc bác bỏ bởi những nghiên cứu sau đó.

Bởi vậy, nghiên cứu của họ đơn thuần đã tiếp thêm nhiên liệu cho những tranh luận kéo dài về những kẻ lừa phỉnh, những hiệu ứng khí quyển và, tất nhiên, những họa sĩ ngoài địa cầu. Tháng 6 vừa rồi, tôi đã tham gia tranh cãi với việc đề xuất trên tạp chí Nature (465 693) rằng các họa sĩ ngoài địa cầu không nhất thiết phải phá vỡ bất kì định luật nào, nhưng họ sẽ cần những kĩ năng toán học để lập nên những bản thiết kế anh hùng ca ngày nay và sự nhận thức khoa học để khai thác những tiến bộ công nghệ. Đề xuất này đã nhận được thư chửi bới nặc danh từ phía các nhà UFO học và những người khác thì buộc tội tôi là truyền bá kiến thức sai sự thật cho một hoạt động che đậy quy mô lớn. Tôi đã xem qua một số website để tìm hiểu xem bị cho là đang âm mưu điều gì và tìm thấy thủ phạm có khả năng nhất là một sự hợp tác giữa các cục an ninh Anh, Đức và Mĩ!

 Bí ẩn những vòng tròn ma trên đồng lúa

Hình 5. Nghiên cứu của Eltjo Haselhoff về thân cây lúa mì cho thấy chiều dài của khớp thân, hay pulvini, biến thiên theo vị trí tương đối của chúng so với các vòng tròn hoa màu. (Trái) Chiều dài trung bình của pulvini (cột màu vàng) và độ lệch chuẩn của chúng (cột màu đỏ) đo tại 9 địa điểm khác nhau b0 – b8 (phải). Tại mỗi địa điểm, 20 mẫu đã được đo. Vị trí b8 và b0 nằm bên ngoài hình tròn, và chiều dài trung bình của pulvini ở đó phù hợp với chiều dài đo được trên phần còn lại của cánh đồng.

Mặc dù người ngoài hành tinh và âm mưu của chính phủ không thể bị loại trừ với độ đảm bảo 100%, nhưng lưỡi dao cạo của Occam (nguyên lí phát biểu rằng những lời giải thích sử dụng ít giả thuyết nhất là những giải thích có khả năng nhất) ủng hộ kịch bản họa sĩ con người. Vì thế, phải chăng một số họa sĩ đang được bổ sung những kĩ thuật san tạo vật lí bằng vi sóng?

Thật thú vị, một nhóm người say mê vòng tròn hòa mau gọi là Đội nghiên cứu BLT khẳng định đã có thể tái tạo những biến đổi quan sát thấy với pulvini, sử dụng 30 giây phơi vi sóng phát ra bởi những magnetron từ lò vi sóng thương mại. Các magnetron ngày nay nhỏ và nhẹ, và một số chỉ đòi hỏi cấp nguồn 12V. Haselhoff và Levengood đã sử dụng nguyên lí Beer–Lambert, nguyên lí liên hệ sự hấp thụ bức xạ với tính chất của vật liệu, để lập mô hình sự phụ thuộc xuyên tâm của sự phồng lên của pulvini. Với một vòng tròn 9m tiêu biểu, mô hình của Haselhoff cho biết một nguồn điểm bức xạ đặt phía trên tâm vòng tròn 4m. Một khi làm quá nhiệt nguồn này, sự định hướng thân cây có thể bị san tạo đều đều, dẫn tới sự hình thành vòng tròn. Mặc dù giả thuyết hấp dẫn này phù hợp với những thực tế đã công bố, nhưng các nhà sinh lí học rõ ràng sẽ vẫn cần phải triển khai trên những thí nghiệm sơ bộ này để xem những lập luận như thế có chấp nhận được hay không.

Tiếp tục đi tìm lời giải thích

Việc xác định công nghệ ẩn sau sự hình thành vòng tròn hoa màu có những ngụ ý vượt ngoài trí tò mò đơn thuần sự đánh giá nghệ thuật. Vết tích của những một số kiểu dạng (“những hình dạng ma quái”) vẫn có thể nhìn thấy trên đồng lúa năm sau, cho thấy sự thiệt hại kéo dài đối với cánh đồng nông nghiệp phù hợp với những quan sát của Levengood về sự tăng trưởng hạt bị ức chế. Những vùng hoa màu đó được khai thác hàng năm, và vì thế những hoa màu bị thiệt hại này đã đi vào chuỗi thức ăn của chúng ta. Thật li kì, những kết quả của Levengood cho thấy sự tăng trưởng ức chế do những vòng tròn hoa màu xuất hiện sớm trong mùa lúc hoa màu còn non trước khi ra hoa. Tuy nhiên, ông còn tường thuật rằng nếu hạt giống được lấy khỏi những vòng tròn in dấu ấn trên vùng hoa màu chín rộ, thì tốc độ tăng trưởng tăng lên năm bậc. Quan sát này đưa Levengood đến chỗ phát triển và đăng kí sáng chế công nghệ Phản ứng Thúc đẩy Phân tử, phương pháp làm tăng tốc độ tăng trưởng hoa màu bằng cách áp dụng xung điện.

Những họa sĩ vòng tròn hoa màu sắp không còn giấu được bí mật của họ nữa. Các nhà khoa học nghiên cứu những chữ tượng hình hiện đại phải xông xáo đi chụp ảnh những hình dạng mới nhất trước khi chúng biến mất mãi mãi dưới những lưới cắt. Mùa hè năm nay, những người họa sĩ vô danh sẽ liều lĩnh đi tới những miền quê gần nhà của bạn và tiến hành trò xảo quyệt của họ, an toàn nhận thức rằng họ đang tiếp tục di sản của phong trào nghệ thuật hướng khoa học nhất trong lịch sử. Liệu bạn có thể mở khóa những bí ẩn cho sự thành công của họ hay không?

Tham khảo thêm về những vòng tròn hoa màu

S và K Alexander 2010 Crop Circle Year Book 2010 (Temporary Temple Press)
E H Haselhoff 2001 The Deepening Complexity of Crop Circles (Frog Publishing, Berkeley)
R Irving và J Lundberg 2006 The Field Guide of Crop Circle Making (Strange Attractor Press, London)

Tác giả Richard Taylor là giám đốc Viện Khoa học Vật liệu tại trường Đại học Oregon, Hoa Kì

Theo Physics World, số tháng 8/2011

Mời đọc thêm