Giovanni Battista Amici (1786-1863)

Hiệp Khách Quậy Giovanni Amici là nhà hiển vi học, nhà thiên văn học, nhà thiết kế dụng cụ quang, và nhà thực vật học, người Italy. Ông được biết tới nhiều nhất là người phát minh ra thấu kính tiêu sắc, đồng thời thiết kế ra kính thiên văn phản xạ,... Xin mời đọc tiếp.

Giovanni Amici là nhà hiển vi học, nhà thiên văn học, nhà thiết kế dụng cụ quang, và nhà thực vật học, người Italy. Ông được biết tới nhiều nhất là người phát minh ra thấu kính tiêu sắc, đồng thời thiết kế ra kính thiên văn phản xạ, và đưa ra một thấu kính dùng để kiểm tra tiêu diện sau của vật kính, gọi là thấu kính Amici-Bertrand. Năm 1850, ông còn phát minh ra thấu kính ngâm trong nước.

Sinh ra ở Duchy, Modena, Amici tốt nghiệp ngành kĩ thuật và kiến trúc tại trường Đại học Bologna vào năm 1807. Ông là giáo sư toán học tại trường Đại học Modena (1815-1825) và sau đó là nhà thiên văn chính cho Đại công tước Tuscany. Amici còn là giám đốc đài thiên văn và là giáo sư thiên văn học tại Bảo tàng Hoàng gia ở Florence. Năm 1859, ông là người chịu trách nhiệm báo cáo các quan sát hiển vi học cho Bảo tàng Vật lí và Lịch sử Tự nhiên, nơi ông công bố rất nhiều bài báo đa dạng. Tiểu hành tinh Amici (3809) được đặt tên để tôn vinh ông. Ngoài ra, một miệng hố va chạm phía bên kia mặt trăng cũng mang tên ông.

Năm 1840, Amici đưa ra kĩ thuật ngâm dầu cho kính hiển vi, giảm tối thiểu sự quang sai, sau đó là vật kính ngâm nước (1855). Nhiều cải tiến của nhà thiết kế người Italy thế kỉ thứ 19 này đã dẫn tới những phát triển quan trọng trong ngành hiển vi học hiện đại, trong đó có một thiết bị ghép “tiềm vọng” (1833) chuyển việc ngắm kính hiển vi từ vị trí nằm ngang sang thẳng đứng, và một loạt kính hiển vi tiêu sắc ghép nằm ngang (khoảng 1850). Một kính hiển vi tiêu sắc có một ống ngắm chia bốn cho phép bốn cá nhân đồng thời quan sát mẫu vật. Lăng kính Amici, một kết hợp gồm ba lăng kính, vẫn được sử dụng trong máy quang phổ khúc xạ.

Trong lĩnh vực thiên văn học, Amici đã nghiên cứu các sao đôi, các vệ tinh của Mộc tinh, và đã thiết kế ra những cái tiến cho gương kính thiên văn phản xạ, trong đó có việc mài những cái gương kim loại chừng 10 đến 12 inch. Với mẫu trắc vi kế của riêng ông, Amici đã thực hiện những phép đo chính xác đường kính cực và đường kính xích đạo của Mặt trời. Là nhà thực vật học quan tâm đến những tiến bộ mới trong ngành hiển vi học, nhà khoa học người Italy trên đã có những khám phá quan trọng về sự tuần hoàn của nhựa trong cây và các quá trình tái sinh thực vật, trong đó có nhiều chi tiết về sự thụ phấn và phát triển hạt ở phong lan.

Nguồn: micro.magnet.fsu.edu

Mời đọc thêm