Cập nhật Thông tin tình hình sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima - I - Nhật Bản

Hiệp Khách Quậy Theo số liệu quan trắc của các trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường của Bộ Khoa học và Công nghệ trong ngày 23 tháng 3, chưa phát hiện được việc phát tán phóng xạ ở Việt Nam. Tuy vậy, các trạm quan trắc của Việt Nam đã chuẩn... Xin mời đọc tiếp.

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGH

T Công tác x lý thông tin s cnhà máy đin ht nhân Fukushima I

THÔNG TIN TÌNH HÌNH SỰ CỐ NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN FUKUSHIMA- I NHẬT BẢN

(từ ngày 22/3 đến khoảng 15h00 ngày 23/3/2011)

1. TÌNH HÌNH NHÀ MÁY TÍNH ĐẾN 14:00 NGÀY 23/3/2011

a) Tình hình chung

(Ngun tin: JAIF, NISA và IAEA)

- Lúc 10:00 ngày 23/3 giờ Nhật Bản (8:00 giờ Việt Nam), NISA đã thông báo rằng nhiệt độ vùng hoạt lò tại Tổ máy số 1 là gần 400 oC, vượt quá mức thiết kế cho phép là 302 oC. Vì vậy việc phun nước đã được tăng cường để làm mát vùng hoạt của lò phản ứng Tổ máy số 1;

-Việc bơm nước biển vào vùng hoạt lò phản ứng của tổ máy số 1, 2 và 3 vẫn đang được tiến hành trong khi việc xả áp từ lớp bảo vệ bê tông cốt thép của các tổ máy này đang tiếp tục được tạm dừng;

- Các thiết bịđo nhiệt độ bề mặt của tổ máy 1, 2 và 3 đã được phục hồi và có thể hoạt động trở lại.

b) Việc cấp điện lưới cho các tổ máy

-Đã khôi phục việc chiếu sáng cho phòng điều khiển chính Tổ máy số 3 lúc 13:43 ngày 22/3 giờ Nhật Bản (11:43 giờ Việt Nam). Với việc khôi phục hoạt động của phòng điều khiển, sẽ lấy được các số liệu về tổ máy để có thể đưa ra các quyết định cần thiết trong thời gian tới. TEPCO cũng đang kiểm tra khả năng hoạt động của hệ thống làm mát lò phản ứng và bể triệt áp của Tổ máy số 3 để đóng điện cho các hệ thống này;

-Điện lưới đã được kết nối tới các tổ máy 1, 2 và 4. Các bơm làm mát của tổ máy 1 và 2 bị ngập nước biển và cần phải tiến hành sửa chữa trước khi được đóng điện. Còn ở tổ máy số 5 và 6, điện lưới đã thay thế hoạt động của các động cơ diesel khẩn cấp.

c) Tình hình các bể chứa nhiên liệu đã cháy

- Trong bản tin lúc 16:00 ngày 23/3 giờ Nhật Bản (14:00 giờ Việt Nam), JAIF đã công bố số lượng thanh nhiên liệu được chứa tại các bể chứa nhiên liệu đã cháy và tình trạng hiện tại của số thanh nhiên liệu này: -Nhiệt độ bể chứa nhiên liệu đã cháy của Tổ máy số 2 hiện ổn định ở mức từ 49-53 oC;

- Trong các buổi chiều ngày 22 và 23/3, Sở Cứu hỏa Tokyo và Osaka tiếp tục chiến dịch phun nước vào Tổ máy số 3. Tổng lượng nước mà đội cứu hỏa đã phun tính đến ngày 22/3 là
Bể chứa Tổ máy 1
Tổ máy 2 Tổ máy 3 Tổ máy 4 Tổ máy 5 Tổ máy 6
Số thanh nhiên liệu đã cháy 292
587 514 1331 946 876
Tình trạng Không rõ
Không rõ Có thể đã bị hư hại Có thể đã bị hư hại Không bị hư hại Không bị hư hại

3.742 tấn, gấp hơn 3 lần dung tích của bể chứa nhiên liệu đã cháy;

- Từ 17:17 ngày 22/3 giờ Nhật Bản (15:17 giờ Việt Nam) và 10:00 ngày 23/3 giờ Nhật Bản (8:00 giờ Việt Nam), một xe chuyên dụng có cánh tay máy dài có khả năng phun nước chính xác từ trên cao đã phun nước vào bể chứa nhiên liệu đã cháy của Tổ máy số 4 với lưu lượng 50 tấn/giờ. Tính đến ngày 22/3, lượng nước đã phun vào Tổ máy số 4 là trên 255 tấn;

- Đã phun nước vào bể chứa chung của nhà máy cho nhiên liệu đã cháy do nhiệt độ bể đã tăng lên 61oC lúc 16:30 ngày 21/3 giờ Nhật Bản (14:30 giờ Việt Nam).

2. TÌNH HÌNH PHÓNG XẠ MÔI TRƯỜNG TẠI NHẬT BẢN

(Ngun: Trung tâm ng phó Tình trng khn cp và s c ca Cơ quan Năng lượng nguyên t quc tế ( IAEA/IEC) và website ca IAEA)

a) Trong khu vực nhà máy

Mức độ phóng xạđo được tại cổng chính nhà máy lúc 15:30 ngày 22/3 giờ Nhật Bản

(13:30 giờ Việt Nam) là 277,5 μSv/h, lúc 7:30 ngày 23/3 (5:30 giờ Việt Nam) là 229,35 μSv/h, lúc

11:10 ngày 23/3 (9:10 giờ Việt Nam) là 226,8 μSv/h.

b) Bên ngoài nhà máy

-I-ốt phóng xạ với mức độ vượt quá giới hạn cho phép đã được tìm thấy trong mẫu nước máy lấy ở tỉnh Fukushima, tuy nhiên mức độ này là thấp và không gây hại tức thời cho người sử dụng;

- Ngày 22/3, Văn phòng của TEPCO ở Fukushima thông báo rằng các nhân phóng xạ như I-131 và Cs-134, Cs-137 với mức độ vượt quá giới hạn cho phép đã được tìm thấy trong một số mẫu nước từ các điểm trong bán kính 10 km kể từ nhà máy. Kết quả quan trắc cụ thể như sau (theo NISA):

Nhân phóng xạ phát hiện được Mức độ tập trung (Bq/cm3) Mức cho phép (Bq/cm3)
Co-58 6,0 x 10-2 1,0 x 100
I-131 5,1 x 100 4,0 x 10-2
I-132 2,1 x 100 3,0 x 100
Cs-134 1,5 x 100 6,0 x 10-2
Cs-136 2,1 x 10-1 3,0 x 10-1
Cs-137 1,5 x 100 9,0 x 10-2

Do vậy, Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nhật Bản (MEXT) hiện đã tăng giới hạn khu vực quan trắc nhân phóng xạ trên biển lên bán kính 30km kể từ nhà máy.

c) Về phóng xạ trong thực phẩm, sữa và nước uống

MEXT đã phân tích mẫu nước uống để tìm I-131 và Cs-137 tại 47 tỉnh thành của Nhật Bản. Chỉ có 7 tỉnh thành gồm Ibaraki, Toghichi (TP Utsunomiya), Gunma (TP Saitama), Chiba (TP Ishihara), Tokyo (Quận Shinjuku) và Niigata (TP Niigata), đã phát hiện được I-131 hoặc Cs137, nhưng lượng phóng xạ đều dưới mức cho phép.

Không có thêm báo cáo về việc phát hiện phóng xạ trong sữa tươi và thực phẩm.

3. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN PHÁT TÁN CHẤT PHÓNG X

VÀO MÔI TRƯỜNG

a) Số liệu hạt nhân phóng xạ môi trường từ Trung tâm dữ liệu quốc gia của Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBTO) thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

S liu ht nhân phóng x môi trường:

15 trạm quan trắc hạt nhân phóng xạ của Mạng lưới quan trắc hạt nhân phóng xạ quốc tế của tổ chức CTBTO phát hiện thấy hạt nhân phóng xạ rò rỉ từ các lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện hạt nhân Fukushima trong ngày 20 bao gồm: Tại Nhật Bản có JPP38; tại Hoa Kỳ, ngoài trạm USP70, USP71, USP74, USP75, USP76, USP77, USP70, USP80 ngày 20 thêm trạm USP78; tại Nga ngoài trạm RUP60 có thêm RUP58 và RUP61; tại Canada có thêm trạm CAP17. Trạm ISP34 của Iceland cũng đã thấy I-131 trong ngày 19-20/3.

Hình dưới là vị trí của các trạm (các ô hình vuông màu đỏ) đã quan sát được hạt nhân phóng xạ:

Hình ảnh mô phỏng về sự di chuyển đám mây phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima trong các ngày 23, 24/3

  • Vùng Đông Nam Á
  • Thái Bình Dương

• Đại Tây Dương

Theo hình ảnh mô phỏng cho vùng Đông Nam Á, đám mây phóng xạ hiện đang có xu hướng di chuyển xuống phía tây nam đối với vị trí của nhà máy điện Fukushima I.

b) Kết quả phân tích hướng phát tán chất phóng xạ của Cơ quan khí tượng Nhật Bản

4. SỐ LIỆU ĐO PHÓNG XẠ VÀ PHÔNG BỨC XẠ GAMMA TRONG KHÔNG KHÍ TẠI VIỆT NAM

a) Số liệu đo phóng xạ của Viện NLNTVN

Kết quả kiểm xạ môi trường tại Trạm quan trắc Đà Lạt (22 –23/3/2011)

TT Khoảng Hướng gió Tốc độ gió Tổng hoạt độ bêta Suất liều gamma môi trường (μSv/h)

thời gian
(m/s) trong son khí (Bq/m3) Trung bình Thấp nhất Cao nhất
1 19 giờ (22/3/2011)– 1 giờ (23/3/2011) Đông 0 - 2
0,18 0,15 0,21
2 1 – 7 giờ (23/3/2011) Đông -Đông Nam 0 - 2 0,04±0,01 0,17 0,13 0,18
3 7 – 13 giờ (23/3/2011) Đông Đông Bắc 2 - 5
0,19 0,16 0,22
4 13 – 15 giờ (23/3/2011) Bắc -Đông Bắc 5 - 10
0,17 0,14 0,20

Trong bụi khí chỉ quan trắc thấy các đồng vị phóng xạ tự nhiên là: Be-7, có nguồn gốc từ tia vũ trụ; K-40, Th-232 và U-238, có nguồn gốc từ bụi đất.

b) Số liệu của Trung tâm ứng phó sự cố - Cục An toàn bức xạ và hạt nhân tại Hà Nội

Bng s liu sut liu phông bc x môi trường
Ngày Giá trị trung bình µSv/h Giá trị lớn nhất µSv/h Giá trị nhỏ nhất µSv/h
22/3/2011 0,159 0,176 0,147
23/3/2011 0,158 0,168 0,141

Sai số của phép đo là ±15% với độ tin cậy là 95%.

Biu đồ quan trc phông phóng xt 12:00 ngày 21/3/2011 ti 12:00 ngày 23/3/2011

Từ số liệu đo được và sai số của giá trị đo, ta có thể kết luận trong ngày 23/3/2011 chưa có mức tăng phông bức xạ bất thường so với những ngày trước. * * *

Sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I vẫn đang trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, vẫn còn những diễn biến phức tạp: Nhiệt độ vùng hoạt của Tổ máy số 1 đã tăng đến 400 oC; phát hiện nhiễm phóng xạ (I-131 và Cs-137) trong các mẫu nước uống tại 7 tỉnh lân cận xung quanh nhà máy, nhưng đều dưới mức cho phép; đám mây có chứa các nhân phóng xạđã phát tán rộng và nhiều trạm quan trắc của tổ chức CTBTO đã ghi nhận được.

Theo số liệu quan trắc của các trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường của Bộ Khoa học và Công nghệ trong ngày 23 tháng 3, chưa phát hiện được việc phát tán phóng xạ ở Việt Nam. Tuy vậy, các trạm quan trắc của Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng để có thể cảnh báo sớm mức độ phóng xạ trong các đám mây khi chúng tới Việt Nam.

T Công tác x lý thông tin s c nhà máy đin ht nhân Fukushima I ca B Khoa hc và Công ngh s tiếp tc theo dõi và cung cp thông tin kp thi.

Tổ công tác của Bộ KH&CN đã được thành lập bao gồm các nhà quản lý và chuyên gia của Viện Năng lượng nguyên tử, Cục An toàn và bức xạ hạt nhân, Cục năng lượng nguyên tử nhằm cung cấp thông tin chính xác về tình hình sự cố của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I do ảnh hưởng của động đất và sóng thần.

Theo đó, Tổ công tác sẽ chịu trách nhiệm thu thập và xử lý thông tin từ nguồn tin của Nhật Bản, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, Hội hạt nhân thế giới và các đài truyền hình quốc tế. Thông tin sẽ được cung cấp cho các cơ quan truyền thông hàng ngày cho đến khi sự cố được xử lý xong ở Nhật Bản.

Liên tục cập nhật

Thông tin từ Tia Sáng - Bộ KH&CN

Mời đọc thêm