Thổ tinh - Phần cuối

Hiệp Khách Quậy Dự án Cassini-Huygens – và các sứ mệnh Pioneer và Voyager trước nó – tiêu tốn nhiều năm lên kế hoạch, hàng tỉ đô la, và một số công nghệ tiên tiến nhất từng phát triển. Nhưng bạn có thể tìm hiểu nhiều điều về Thổ tinh mà không cần... Xin mời đọc tiếp.

Ngm Th tinh ti nhà

Dự án Cassini-Huygens – và các sứ mệnh Pioneer và Voyager trước nó – tiêu tốn nhiều năm lên kế hoạch, hàng tỉ đô la, và một số công nghệ tiên tiến nhất từng phát triển. Nhưng bạn có thể tìm hiểu nhiều điều về Thổ tinh mà không cần những loại tài nguyên như thế này. Thật vậy, một nhà thiên văn nghiệp dư có thể bắt đầu tìm hiểu về Thổ tinh từ sân vườn hoặc ban công nhà mình.

Như các nhà thiên văn học cổ đại đều biết, để nhìn thấy Thổ tinh, không nhất thiết phải sử dụng kính thiên văn, nhưng có kính thiên văn trong tay thì vẫn tốt hơn nhiều. Ngay cả một chiếc kính thiên văn tương đối yếu – loại kính chỉ có thể phóng to các vật lên gấp 30 lần kích thước của chúng – cũng có thể dùng để nhận ra một số đặc điểm của Thổ tinh. Loại kính thiên văn này – chỉ hơi mạnh hơn chiếc kính thiên văn sơ khai của Galileo một chút – có thể cho phép bạn nhìn thấy Titan và hình dạng phẳng của Thổ tinh. Khi sử dụng chiếc kính thiên văn mạnh hơn chút nữa, bạn có thể nhìn thấy các vành A, B, C và Ranh giới Cassini, cũng như một vài vệ tinh khác nữa.

Cho dù có sử dụng kính thiên văn hay không, phần việc khó khăn nhất là tìm kiếm sao Thổ khi nó chuyển động trên bầu trời. Thổ tinh xuất hiện trên bầu trời đêm trong khoảng 9 tháng trong năm (Thời gian còn lại, nó chỉ xuất hiện phía trên đường chân trời ở phía ban ngày, khi đó ánh sáng rực rỡ của Mặt trời khiến ta không thể, hoặc khó trông thấy nó). Thật không may, đối với trẻ em muốn tận mắt chiêm ngưỡng Thổ tinh, thì nó dễ quan sát thấy nhất là vào những giờ rất sớm trước khi trời sáng, trong khi lúc này có lẽ bọn trẻ đang ngủ say. Thổ tinh tỏa sáng rực rỡ nhất và ở cao nhất trên bầu trời khi nó ở vị trí đối nhật, tức là khi Trái đất nằm thẳng ngay giữa Mặt trời và hành tinh có vành xinh đẹp này,

Trong hành trình quỹ đạo chậm chạp, dài lê thê của nó xung quanh Mặt trời, Thổ tinh xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau của bầu trời. Đường đi của hành tinh thay đổi liên tục, cho nên cần có những công cụ đặc biệt để biết xem nó xuất hiện ở đâu tại một thời điểm bất kì nào đó. Một trong những công cụ đơn giản nhất, hữu dụng nhất, và rẻ tiền nhất trong số này là bình đồ địa cầu. Đây là phiên bản hiện đại của một dụng cụ đã được sử dụng kể từ thời cổ đại. Nó gồm hai đĩa quay tròn, đĩa này nằm trên đĩa kia. Đĩa bên dưới là bản đồ của bầu trời, còn đĩa phía trên thể hiện ngày tháng và giờ. Khi hai đĩa canh khớp chính xác cho một ngày tháng và giờ đặc biệt nào đó, thì bản đồ sao đó cho biết nên nhìn vào đâu để tìm kiếm một thiên thể, thí dụ như Thổ tinh.

Hiện nay, luôn có sẵn các trang web và phần mềm máy tính để tìm kiếm các thiên thể đơn giản như việc nháy chuột vậy. Một số kính thiên văn khi bán ra còn tích hợp sẵn cả phần mềm “tìm sao” bên trong. Nhiều thành phố và thị tứ có các cung thiên văn và đài thiên văn với các kính thiên văn mạnh cho phép mọi người chiêm ngưỡng những hình ảnh tráng lệ của Thổ tinh và các thiên thể khác. Các chương trình của họ thuộc về những cách tốt nhất để tìm hiểu Thổ tinh khi kiến thức của chúng ta về hành tinh thú vị này thay đổi và phát triển mỗi ngày.

Tra cứu nhanh về Thổ tinh

Nguồn gốc tên gọi: Vị thần canh tác và thu hoạch của người La Mã; Saturn là cha của nhiều vị thần khác

Lịch sử khám phá: Bản ghi chép đầu tiên có nhắc tới là bản khắc Assyri khoảng năm 700 tCN; nhìn thấy lần đầu tiên qua kính thiên văn là vào năm 1610

Loại hành tinh: Hành tinh khí khổng lồ

Đường kính tại xích đạo: 121 000 km

Khoảng cách đến Mặt trời: Khoảng 1,3 đến 1,5 tỉ km

Khoảng cách đến Trái đất: 1,19 tỉ km đến 1,6 tỉ km

Độ dài ngày: 10 giờ 32 phút

Độ dài năm: Xấp xỉ 29,5 năm Trái đất

Nhiệt độ trung bình: - 185 độ C

Số vệ tinh: 52 vệ tinh đã được chính thức nhận dạng và đặt tên, nhưng có lẽ có khoảng 61 vệ tinh hoặc nhiều hơn

Số vành: 7 vành đã chính thức được nhận dạng và đặt tên, nhưng có lẽ có hàng nghìn vành

Thut ng 

 

bầu trời – Liên quan đến không gian hoặc nền trời.

bình đồ địa cầu – Một dụng cụ dùng để dự đoán chuyển động của các thiên thể.

chòm sao – Một số ngôi sao khi nhìn từ phía Trái đất có vẻ như tập trung thành nhóm.

đài thiên văn – Nơi người ta sử dụng kính thiên văn cùng các thiết bị khác để nghiên cứu vũ trụ.

địa cầu – Liên quan đến đất đá, không phải biển hay khí quyển. Các hành tinh nhóm địa cầu bao gồm Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất và Hỏa tinh.

đối nhật – Vị trí tại đó Trái đất nằm thẳng hàng giữa mặt trời và một thiên thể khác.

hành tinh lùn – Một hành tinh rất nhỏ với khối lượng và lực hấp dẫn nhỏ hơn so với các hành tinh khác.

khối lượng – Lượng vật chất mà một vật chứa.

lớp bao – Phần bên trong của một hành tinh, nằm giữa nhân và lớp vỏ bên ngoài.

lực hấp dẫn – Lực tương tác giữa các vật làm cho chúng hút lẫn nhau. Lực hấp dẫn tăng khi các vật tiến đến gần nhau hơn và giảm khi các lực tiến ra xa nhau hơn.

năm ánh sáng – Khoảng cách mà ánh sáng đi được trong một năm (khoảng 9,5 nghìn tỉ km).

nhật tâm – Mặt trời là trung tâm. Hệ Mặt trời của chúng ta là có tính nhật tâm, vì Mặt trời là trung tâm của nó.

nhà vật lí – Nhà khoa học nghiên cứu vật chất và năng lượng.

nhà thiên văn học – Người nghiên cứu không gian vũ trụ cùng các vật thể trong đó.

quỹ đạo – Quay tròn xung quanh một thiên thể.

sao chổi – Một vật thể nhỏ, cấu tạo gồm đá, bụi và băng, quay xung quanh Mặt trời trong quỹ đạo hình elip rất dẹt.

thiên hà – Một đám khổng lồ, quay tròn, gồm các sao, chất khí cùng vật chất khác.

tiểu hành tinh – Một vật thể nhỏ, cấu tạo chủ yếu là đá, quay xung quanh Mặt trời.

trục quay – Đường thẳng tưởng tượng mà một thiên thể quay xung quanh đó.

từ quyển – Khu vực bị tác động bởi lực từ của một hành tinh.

vành đai tiểu hành tinh – Một vùng trong không gian, nằm giữa các hành tinh nhóm trong và các hành tinh nhóm ngoài, nơi đa số các tiểu hành tinh được tìm thấy.

vệ tinh (moon) – Một vật thể tự nhiên quay xung quanh một hành tinh.

vệ tinh (satellite) – Một thiên thể (tự nhiên hoặc nhân tạo) quay xung quanh một vật thể khác trong vũ trụ.

vũ trụ - Toàn bộ vật chất và năng lượng tồn tại ở mọi nơi.

xích đạo – Đường tưởng tượng bao vòng quanh chính giữa của một hành tinh, phân chia bán cầu bắc và bán cầu nam của nó.

__ Hết __

Xem Phần 10

Mời đọc thêm