Trung Quốc công bố các ảnh chụp mặt trăng

Hiệp Khách Quậy Thứ hai vừa qua, Trung Quốc đã cho công bố các bức ảnh chụp vùng Sinus Iridium của mặt trăng do phi thuyền thám hiểm mặt trăng của họ thực hiện. Khu vực trên là nơi tiếp cận lần đầu tiên của nước này đối với bề mặt chị Hằng, đánh... Xin mời đọc tiếp.

Thứ hai vừa qua, Trung Quốc đã cho công bố các bức ảnh chụp vùng Sinus Iridium của mặt trăng do phi thuyền thám hiểm mặt trăng của họ thực hiện. Khu vực trên là nơi tiếp cận lần đầu tiên của nước này đối với bề mặt chị Hằng, đánh dấu sự thành công của sứ mệnh lịch sử của họ.

 

Tên lửa Trường Chinh 3C mang phi thuyền Hằng Nga 2, đang rời bệ phóng ở trung tâm phóng tàu vũ trụ ở tỉnh Tứ Xuyên, hôm 01/10/2010.

Ban quản lí chương trình vũ trụ Trung Quốc cho biết, các bức ảnh chụp bề mặt chị Hằng, do thủ tướng Ôn Gia Bảo giới thiệu, do phi thuyền không người lái Hằng Nga 2 chụp hồi cuối tháng trước.

Hằng Nga 2 được phóng lên hôm 1 tháng 10 và 8 ngày sau đó thì đi vào quỹ đạo. Nó sắp quay tròn lần đầu tiên xung quanh mặt trăng ở cự li 100 km, và sau đó thả xuống quỹ đạo cách bề mặt chị Hằng có 15 km.

Các bức ảnh chụp vùng Sinus Iridium, còn gọi là Vịnh Cầu vồng, cho thấy bề mặt “khá phẳng” với các miệng hố và đá tảng có kích thước khác nhau. Hố lớn nhất có đường kính 2km.

Vịnh Cầu vồng hình thành bởi một vụ va chạm lớn xảy ra hàng tỉ năm về trước, và được xem là một trong những thắng cảnh đẹp nhất của mặt trăng.

Hằng Nga 2 sẽ thực hiện các thử nghiệm đa dạng trong khoảng thời gian 6 tháng nhằm chuẩn bị cho đợt phóng như trông đợi vào năm 2013 của Hằng Nga 3, phi thuyền phía Trung Quốc hi vọng sẽ là phi thuyền không người lái đầu tiên của họ hạ cánh lên mặt trăng.

Chương trình Hằng Nga được xem là một nỗ lực nhằm đưa chương trình thám hiểm vũ trụ của Trung Quốc lên sánh ngang tầm với Mĩ và Nga.

Phi thuyền mặt trăng đầu tiên của họ, phóng lên hồi tháng 10 năm 2007, đã ở trên quỹ đạo được 16 tháng.

Bắc Kinh hi vọng mang một mẫu đá mặt trăng về trái đất vào năm 2017, với một sứ mệnh có người lái dự kiến khoảng năm 2020.

Nguồn: AFP, PhysOrg.com
Ngày: 08/11/2010

Mời đọc thêm