TYCHO BRAHE VÀ CÁC SAO SIÊU MỚI
Bạn
có thể thấy được bao nhiêu sao trên trời vào
một đêm trời quang bằng mắt trần? Liệu
bạn có thể nhận ra cùng một ngôi sao vào đêm hôm
sau, theo dơi đường đi của nó trên bầu
trời, đêm này qua đêm khác không cần kính thiên văn ? Đó chính là việc làm
của các nhà thiên văn ngày xưa, với một số
kết quả đáng kinh ngạc.
Nhà thiên văn
Đan Mạch Tycho Brahe thường được coi là
nhà thiên văn vĩ đại nhất của thời
chưa có kính viễn vọng. Tiến hành quan sát
đều đặn trong hơn 20 năm, Tycho đă tích
luỹ được một kho tàng số liệu cực
kỳ chính xác, những số liệu này đă đưa
đến một trong những tiến bộ chủ
yếu trong thiên văn học – các định luật
Kepler. Tycho không nổi tiếng về lư thuyết thiên
văn, mà về sự cẩn thận của ông khi
thiết kế và sử dụng các dụng cụ. Các quan
sát của ông về sao chổi và “sao mới” xuất hiện vào năm 1572
đă chứng tỏ rằng chúng ở xa hơn mặt
trăng và do đó chứng tỏ rằng các lư thuyết trước
đó về các thiên cầu bất động là không
đúng.
Nhiều
năm sau các quan sát của Tycho về sao mới vào năm
1572, Frederick II, vua Na uy và Đan mạch, đă cấp cho
Tycho một ḥn đảo nhỏ tên là Ven (cách Copenhagen
khoảng 25km) cùng với tiền bạc và các dụng
cụ thiên văn. Tại đó Tycho đă thiết kế
và dự đoán nhiều dụng cụ, và tập hợp
được đủ người để tiến hành
các quan sát thường kỳ. Mặc dù các dụng cụ
của Tycho thường được trang trí và mạ
vàng, chúng có lẽ là các dụng cụ được
thiết kế cẩn thận và chính xác hơn bất
cứ dụng cụ nào trước đó.
Sau khi mất
sự trợ cấp của triều đ́nh, Tycho rời
khỏi Ven vào năm 1597, đem theo các số liệu và các
dụng cụ di chuyển được đến Praha
vào năm 1599. Ở đó Tycho bắt đầu tập
hợp một nhóm công sự mới, một người
trong số họ là Johannes Kepler.
Ngày nay chúng
ta tin rằng “sao
mới” của Tycho làsự xuất hiện của
một sao siêu mới trong thiên hà của chúng ta. Sao siêu
mới là một sao bừng sáng hơn hàng triệu lần
độ sáng trước đó của nó và hàng ngàn lần
sáng hơn các sao mới b́nh thường. Kepler cũng
đă thấy một sao siêu mới, sao này xuất hiện
32 năm sau sao do Tycho quan sát. Tuy thế một sao siêu
mới khác, có thể dễ dàng thấy được
bằng mắt thường, đă xuất hiện vào
năm 1987, gần 400 năm sau. Vào đêm 23 tháng hai năm
1987 tại đài thiên văn Carnergie trên núi Las Campas trong dăy
Andes của Chilê, Ian Shelton đă khám phá ra vật thể sáng
chói. Sao siêu mới này sáng chói trong khoảng 10 ngày, rồi
tăng độ chói lên bằng vài sao trong chùm Gấu
lớn.
Sao đang bùng
nổ, được tŕnh bày chi tiết trong h́nh P.102 được
đăt tên chính thức là Supernova 1987A. Sao này
được các nhà thiên văn đặc biệt quan tâm
bởi v́ nó góp phần vào việc hiểu biết sự
tiến hoá của các sao. Như chúng ta sẽ thấy,
sự quan sát các sao siêu mới khổng lồ ở nơi
xa xôi, cũng cung cấp thông tin về thế giới vi mô,
về các thành phần cực nhỏ cấu tạo nên
thế giới tự nhiên.
H́nh P.102 -
Sao siêu mới 1986A nh́n bởi kính viễn vọng Hubble vào
tháng 8, 1990. Sao siêu mới màu đỏ được bao
quanh bởi một ṿng màu vàng không rơ nguồn gốc. Hai
ngôi sao xanh không có liên hệ với sao siêu mới.
H́nh P.103 - Là dụng cụ đo độ cao thiên thể thời xưa. Tycho Brahe đă dùng dụng cụ này để ghi nhận hơn 700 ngôi sao. Bức h́nh này hiện được lưu trữ ở thư viện quốc gia ở Paris, Pháp.
(Theo Vật Lí và thế giới quanh ta)