Tên tuổi Albert Einstein nổi lên khắp thế giới vào năm 1919 theo một cách mà chưa một nhà khoa học nào từng có. Năm đó đă chứng kiến sự xác nhận hùng hồn dự đoán của ông về sự bẻ cong tia sáng trong trường hấp dẫn; từ đó, ông là nhà khoa học của công chúng. Hầu hết các độc giả không biết thuyết tương đối là ǵ. Dù sao, sự xác nhận của các nhà thiên văn Anh trong nhật thực toàn phần vào năm 1919, tên gọi hấp dẫn của lư thuyết, và tính cách của tác giả đă phối hợp lại để tạo thành một mối quan tâm chưa từng có đối với một lư thuyết không có ứng dụng thực tiễn rơ ràng. Eintein nhanh chóng trở thành, và đến bây giờ vẫn c̣n, một trong những h́nh ảnh được công chúng biết nhiều nhất. Cách ăn mặc lôi thôi của ông rất quen thuộc với các nhà nhiếp ảnh, và bản tính tự nhiên cởi mở của ông được mọi loại thính giả ưa thích.

Khi là thanh niên, chàng công dân Thuỵ Sĩ gốc Đức này trong những năm 1902-1908 làm việc ở Sở bằng sáng chế ở Bern, Thuỵ sĩ. Ở đó ông tự do tập trung suy nghĩ và làm việc độc lập với các câu hỏi căn bản, một cách làm việc đặc trưng cho toàn bộ sự nghiệp của ông. Năm 1905 ông xuất bản ba bài báo quan trọng. Bài báo đầu tiên là về thuyết tương đối hẹp. Bài thứ hai giải thích chuyển động Brown và xác lập quan điểm phân tử đối với vật chất. Bài thứ ba, về bản chất của ánh sáng và tương tác của nó với vật chất, là một phần nền tảng của cơ học lượng tử. Về sau trong cùng năm đó ông xuất bản bài báo thứ tư, trong đó chứa phương tŕnh nổi tiếng E =mc2. Einstein tiếp tục phát triển lư thuyết tương đối rộng, xuất bản công tŕnh đầu tiên vào năm 1915. Năm 1921, sau khi thuyết tương đối rộng đựọc kiểm chứng, Ông nhận giải Nobel vật lí nhờ những đóng góp vào vật lí lư thuyêt và về cách giải thích của ông về tương tác ánh sáng với vật chất.

Những huyền thoại nói rằng Eisnstein là một sinh viên kém là không đúng. Ông học trên trung b́nh, nhưng không thích h́nh thức, thích đi theo những suy nghĩ riêng của ḿnh hơn là coi trọng uy quyền. Ông làm việc độc lập trong thời gian tại Sở cấp bằng sáng chế, khoảng thời gian sáng tạo nhất của ông và như ông sau này nhớ lại, là thời gian hạnh phúc nhất của đời ông.

Ít nhất cũng quan trọng như đầu óc sáng tạo của ông và kiến thức sâu sắc về vật lí là khả năng tập trung vào vấn đề cho đến khi giải quyết được. Các ư tưởng của thuyết tương đối rộng mất 8 năm để phát triển. Ông đă suy nghĩ thấu đáo đến nỗi khi ông vứt bỏ hoàn toàn quan niệm cổ điển về không gian và thời gian, ông cảm thấy điều đó là hoàn toàn tự nhiên và tất yếu. Bất cứ ai có tính cách như vậy sẽ không coi trọng uy quyền và những qui ước, cả trong khoa học cũng như trong những lănh vực khác.

Einstein thường được so sánh với Newton về tầm quan trọng của lư thuyết cũng như cường độ làm việc nhưng hai người ít có điểm chung. Newton là một người kiêu hănh, thích vinh quang và có tính ganh đua. Einstein hoàn toàn ngược lại. Những trích dẫn sau đây từ hai nhà khoa học biết rơ ông sẽ cho thấy phần nào tính cách của ông. Theo Otto Frisch “Phẩm chất bao trùm tính cách của ông là sự khiêm tốn vĩ đại và thật sự. Khi một người nào đó phản đối ông, ông suy nghĩ thật cẩn thận và nếu t́m thấy ông đă sai, ông rất vui mừng v́ đă thấy được sai lầm và hiểu biết thêm một chút”

Robert Oppenheimer viết “Einstein là một người đầy nhân tính. Thật sự ,nếu cần phải chọn một từ để miêu tả thái độ của ông đối với các vấn đề con người, tôi sẽ chọn từ tiếng Phạn Ahinsa, nghĩa là không làm hại ai, vô hại. Ông nghi ngờ quyền lực; ông không có lối tṛ chuyện của các chính khách và các người nắm quyền lực phù hợp với Rutherford và Bohr, có lẽ là hai nhà vật lí của thế kỷ này nổi tiếng gần bằng ông…

Tôi không cần phải nói về trí tuệ sáng chói của Ông. Ông hầu như không có tính cầu kỳ và tính trần tục. Tôi nghĩ rằng người Anh sẽ nói rằng ông không có “căn bản” c̣n người Mỹ sẽ nói rằng ông thiếu “gíáo dục”. Điều này có thể cho thấy đôi điều về cách các từ này được dùng… "Ông luôn luôn có một sự thơ ngây thuần khiêt và bướng bỉnh sâu sắc”.

(ST)