Einstein và vật lư hiện đại

[19/03/2006]

Xem h́nh

Einstein mất vào lúc 1giờ 15 phút ngày 18 tháng 4 năm 1955, mất đi một thiên tài lớn của nhân loại. Trong suốt cuộc đời, ông đă sáng tạo ra những điều khó trực cảm được trong thế giới b́nh thường, nhưng đó lại là những điều sâu thẳm nhất về bản chất của thế giới, những điều mang lại những ứng dụng đa dạng kỳ diệu cho cuộc sống.

A. Những thành tựu lớn lao của Einstein:

Năm 1905 dựa trên khái niệm lượng tử, ông giải thích hiệu ứng quang điện (giải Nobel năm 1921), công tŕnh này cùng với nhiều công tŕnh khác về lượng tử đă xếp Einstein vào những người đặt nền móng cho cơ học lượng tử. Cùng năm vào tháng 9 ông công bố bài báo khai sinh lư thuyết tương đối hẹp. “ Newton, mong Ngài hăy tha thứ “ Einstein đă ngơ lời xin lỗi như vậy khi lư thuyết tương đối hẹp đă phá bỏ tính tuyệt đối của không thời gian Newton vốn đă ngự trị trong tư duy khoa học trong hơn 200 năm. Không gian và thời gian biến thành đa tạp 4 chiều Minkowski. Công thức nổi tiếng E = mc 2 sau đó ra đời,mở đường cho việc sử dụng năng lượng hạt nhân: bom nguyên tử và điện nguyên tử.

Năm 1916 ông xây dựng lư thuyết tương đối rộng. Nhà vật lư lư thuyết kiệt xuất Nga Lev Landau đă nói đây là một trong những lư thuyết đẹp đẽ nhất mà con người có thể sáng tạo ra. Lư thuyết tương đối rộng nối liền không thời gian với vật chất trong phương tŕnh mang tên Einstein:

G mn =8pGTmn

G mn mô tả h́nh học của không thời gian ,Tmn mô tả vật chất.

Sau đó ông để suốt cuộc đời c̣n lại (1926-1955) để xây dựng lư thuyết thống nhất hấp dẫn và điện từ.

Ông đă mất nhưng các ư tưởng của ông vẫn là những kim chỉ nam cho vật lư ngày nay. Thiên tài vĩ đại của Einstein làm cho người ta có cảm giác như ông là một người thừa hưởng đuợc những tư tưởng sâu xa từ đâu đó để rồi chỉ cho chúng ta những bước nghiên cứu trong một hai thế kỷ.

Sau đây hăy đề cập đến một số ư tưởng của ông có ảnh hưởng lớn đối với vật lư.

1 / Einstein đă đưa vào phương tŕnh nổi tiếng của ḿnh hằng số vũ trụ, ông đúng hay sai?

Năm 1917, Einstein đứng trước một bài toán đầy thách thức: cứu văn t́nh huống khó khăn do ông nghĩ rằng phương tŕnh hấp dẫn của ông không chấp nhận những lời giải tĩnh (static), lời giải mà ông cho rằng phù hợp để mô tả vũ trụ. Trong cơn tuyệt vọng ông đă thêm vào phương tŕnh hấp dẫn một số hạng được gọi là hằng số vũ trụ: Lgmn.

Năm 1922 nhà vật lư người Nga Alexander Friedman t́m ra lời giải của phương tŕnh Einstein (không chứa số hằng số vũ trụ) ứng với một vũ trụ giăn nở hoặc co lại, nghĩa là không ở trong trạng thái tĩnh.

Mười hai năm sau nhà thiên văn người Mỹ Edwin Huble t́m ra hiện tượng vũ trụ giăn
nở.

Trước những sự kiện đó Einstein cho rằng việc đưa hằng số vũ trụ vào phương tŕnh nổi tiếng của ông là một sai lầm đáng ân hận nhất trong đời .Như vậy ông từ bỏ số hạng đó và loại bỏ hẳn Lgmn trong phương tŕnh
G mn + Lgmn =8pGTmn.

Song lại xảy ra một điều kỳ lạ: để giải thích hiện tượng vũ trụ giăn nở có gia tốc mà thiên văn quan trắc được trong thời gian gần đây th́ các nhà vật lư lư thuyết phải đưa lại hằng số vũ trụ vào phương tŕnh của Einstein ! Vậy trực quan của Einstein đă đưa ông đi đúng đường. Nhưng cũng phải nói rằng số hạng vũ trụ bây giờ phải nằm về phía bên phải của phương tŕnh để mô tả năng lượng chân không của vũ trụ, nghĩa là liên quan đến tenxơ mô tả vật chất, chứ không nằm ở bên trái phương tŕnh để mô tả h́nh học của vũ trụ.

Như vậy là hằng số vũ trụ của Einstein ở bên phải của phương tŕnh gây nên lực đẩy làm cho vũ trụ giăn nở có gia tốc. Số hạng này có thể liên quan đến năng lượng chân không cho nên có nguồn gốc lượng tử .Trong lư thuyết lượng tử chân không không phải là một môi trường không có ǵ cả, mà đó là một môi trường sôi động ở đó các hạt và phản hạt sinh và huỷ liên hồi.Người ta có thể tính được năng lượng chân không này và thấy rằng năng lượng này 120 bậc lớn hơn (10 120) năng lượng cần có. Kết quả tính toán quá lớn, cần phải có những lư thuyết để đưa đưa trị số của năng lượng này về một trị số khác không song không quá lớn như thế.

Trong vũ trụ có 4 thành phần: năng lượng tối (dark energy) gây lực đẩy,vật chất tối (dark matter) gây lực hút, các sao, các thiên hà và cuối cùng là các bức xạ .Nếu vũ trụ là phẳng th́ mật độ vật chất là mật độ tới hạn, có thể năng lượng tối tạo ra 2/3 mật độ tới hạn đó.Trong hai thập kỷ qua lư thuyết lạm phát cộng với giả thuyết vật chất tối đă là cơ sở để giải thích cấu trúc của vũ trụ, song bây giờ phải chú ư đến năng lượng tối mới mô tả được hiện tượng giăn nở có gia tốc. Nếu năng lượng này dương th́ vũ trụ giăn nở măi, nếu nó trở nên quá lớn th́ nó xé rách các thiên hà, thái dương hệ, các hành tinh, các phân tử, nguyên tử .Nếu năng lượng này âm th́ vũ trụ sẽ co lại.Vậy dường như số phận của vũ trụ được quyết định bởi năng lượng tối này!

Năng lượng tối này có mối liên quan ǵ đến năng lượng chân không ? đến trường Higgs ? (trường Higgs là trường giả thuyết, chưa t́m ra được, khi tác dụng vào các hạt th́ sinh ra khối lượng cho các hạt).

Những câu hỏi đầy thách thức!

2 / Einstein với lư thuyết thống nhất, và các chiều dư (extra dimensions) ngoài không thời gian.

Như chúng ta biết sau khi xây dựng xong lư thuyết tương đối hẹp và lư thuyết tương đối rộng,trong cuối đời Einstein đem hết tâm lực vào việc thống nhất tương đối rộng với lư thuyết điện từ nhằm xây dựng một lư thuyết thống nhất, trong đó hấp dẫn và điện từ là hai mặt của một trường, lư thuyết đó phải giải thích được sự tồn tại của các hạt, phải suy ra được các hằng số như điện tích của electron,tốc độ của ánh sáng.Ông không thành công trong việc xây dựng lư thuyết thống nhất v́ chưa đến giai đoạn để xây dựng một lư thuyết như thế : lúc ấy người ta chưa biết đến tương tác mạnh và tương tác yếu. Nhưng những ư tưởng ông đưa ra là đúng đắn và sâu sắc.

Để thống nhất hấp dẫn và điện từ Kaluza, Klein và sau đó Einstein với Bergmann đă đưa thêm chiều thứ 5,ngoài 4 chiều không thời gian để mô tả điện từ, và đồng nhất điện tích với thành phần thứ năm của xung lượng trong không gian 5 chiều. Chiều thứ 5 không thấy được v́ nó cuộn tṛn lại (người ta nói là compắc hoá lại), chiều này ứng với nhóm U(1), mô tả điện từ. Kích thước của những ṿng tṛn này biểu hiện tỷ số tương đối của tương tác hấp dẫn và điện từ.Như vậy trong không gian 5 chiều này chúng ta có thể tiếp cận đến lư thuyết thống nhất có khả năng mô tả được lư thuyết hấp dẫn và điện từ trong không gian 4 chiều.

Tư tưởng thống nhất các tương tác của Einstein trong những năm gần đây được các nhà vật lư lư thuyết thể hiện trong lư thuyết siêu dây, dựa trên siêu đối xứng là đối xứng nối liền boson và fermion. Nhiều người hy vọng đây là lư thuyết tối hậu có khả năng thống nhất 4 loại tương tác của thiên nhiên: hấp dẫn, điện từ, mạnh và yếu.Lư thuyết siêu dây gồm nhiều nhánh đổ về một lư thuyết chung gọi là lư thuyết M. Sở dĩ lư thuyết này được gọi là lư thuyết M v́ người ta cho rằng nó sẽ là nơi bắt nguồn của nhiều lư thuyết con khác (M là chữ đầu của từ mẹ),người ta cũng cho rằng đây là một lư thuyết đầy ma lực (M ở đây lại là chữ đầu của ma lực), người ta c̣n có thể gán cho chữ M nhiều ư nghĩa khác.Người ta hy vọng lư thuyết M sẽ là “lư thuyết của tất cả “ (theory of everything – TOE). Lư thuyết siêu dây đă khôi phục lại ư tưởng Kaluza-Klein và Einstein về không gian có số chiều nhiều hơn 4. Những chiều dư này cuộn tṛn lại thành những ṿng tṛn với kích thước rất bé và đang thoát khỏi sự quan trắc của những kính hiển vi siêu mạnh hiện nay. Sự compắc hoá này thực ra có thể h́nh dung được v́ chính các chiều không gian vĩ mô hiện nay đang trải dài đến vô tận vốn cũng đă có kích thước vô cùng bé ở những thời điểm sơ sinh của vũ trụ.

Trong lư thuyết siêu dây yếu tố cơ bản là dây, chứ không phải là điểm.Dây là một thực thể một chiều , những hạt cơ bản sẽ là những trạng thái kích thích của dây. Kích thước của dây vào cỡ độ dài Planck, tức khoảng 10 – 33 cm, và những dây này trông như những điểm nếu nh́n từ những kích thước lớn hơn độ dài Planck.

Để cho các phương tŕnh của lư thuyết được tương hợp về mặt toán học, các dây này phải được dao động trong một không gian 10 chiều (hoặc 11 chiều – nhánh siêu hấp dẫn ). Sáu chiều (hoặc 7 chiều) dư ra bị compắc hoá thành những kích thước quá bé để có thể quan sát được.

Các chiều dư này đóng một vai tṛ quyết định trong việc thống nhất lư thuyết hấp dẫn và cơ học lượng tử của lư thuyết siêu dây.

Ngoài dây c̣n một đối tượng tôpô quan trọng khác là màng (brane suy từ chữ membrane), có thể nói màng là h́nh ảnh quỹ tích của các điểm mút của các dây hở . Lư thuyết dây phức tạp hơn lư thuyết Kaluza-Klein nhiều lần, song tư tưởng chủ đạo vẫn là một: các định luật vật lư quan sát được phụ thuộc vào các chiều dư vốn nằm trong trạng thái ẩn.

Điều ǵ quyết định h́nh học ? Câu trả lời là tương tự như trong trường hợp hấp dẫn, h́nh học phải thoả măn phương tŕnh kiểu phương tŕnh Einstein ! Trong lư thuyết siêu dây lời giải không đơn trị: nhiều h́nh học đều có thể là lời giải. Nếu có một chiều dư th́ chiều này có thể cuộn thành một h́nh tṛn, song ở đây số chiều dư tương đối là nhiều nên ta có thể có nhiều tôpô: h́nh cầu, h́nh xuyến, hoặc hai h́nh xuyến nối với nhau thành hai tay quai, ba h́nh xuyến nối với nhau tạo raba tay quai và vân vân.


Các lời giải đó không như nhau: mỗi lời giải có một thế năng xác định bởi cácthông lượng, các màng, các độ cong, nói chung bởi một số thông số.Đây chính là năng lượng chân không v́ ứng với n
ăng lượng của không thời gian khi bốn chiều vĩ mô không chứa vật chất hoặc các trường. H́nh học các chiều dư có khuynh hướng làm cho năng lượng này nhỏ nhất giống như trường hợp một quả bóng có khuynh hướng lăn về vị trí thấp hơn.

Hiện nay dường như chúng ta đang ở vào một cực tiểu với năng lượng chân không dương. V́ có nhiều thông số cho nên bức tranh năng lượng phức tạp , nếu xét 2 thông số chúng ta có một h́nh vẽ với các đồi và thung lũng như một phong cảnh, phong cảnh của lư thuyết siêu dây. Danh từ phong cảnh do nhà vật lư lư thuyết Leonard Susskin đưa ra.

Tại sao vũ trụ của chúng ta đă chọn một thung lũng,c̣n những thung lũng khác chỉ là những khả năng toán học ? Có thể giải thích bằng 2 cách: thứ nhất vũ trụ có thể không bị mắc kẹt vào một cấu h́nh nào,những quá tŕnh lượng tử cho phép vũ trụ nhảy từ cấu h́nh này sang cấu h́nh khác, thứ hai dựa trên lư thuyết tương đối tổng quát của Einstein,vốn là một bộ phận của lư thuyết siêu dây th́ vũ trụ có thể giăn nở, trở thành rất lớn và như thế nhiều vũ trụ tồn tại song song với nhau trong dạng những vũ trụ con,và mỗi vũ trụ con đủ lớn để không cảm nhận được sự tồn tại của các vũ trụ con khác, như thế câu hỏi tại sao vũ trụ chúng ta chỉ chọn một thung lũng sẽ không c̣n nữa.

Mỗi chân không ứng với mỗi thung lũng được đặc trưng bởi một số thông số,những thông số này có thể thay đổi v́ các quá tŕnh lượng tử và ta có một bước nhảy sang một cấu h́nh khác.Nếu ở cấu h́nh này năng lượng chân không là dương th́ không gian laị giăn nở.Như vậy bigbang không là ǵ khác ngoài một bước nhảy sang một cấu h́nh mới trong bức tranh phong cảnh của lư thuyết siêu dây. Một ngày nào đó (c̣n quá xa để chúng ta phải lo lắng) vũ trụ của chúng ta lại thực hiện một bước nhảy mới.

Có thể xảy ra trường hợp trong vùng đang giăn nở lai có một bước nhảy vào đấy và h́nh thành một vũ trụ con giăn nở khác.H́nh ảnh giống như trong một bong bóng nàylại có một bong bóng khác.

Như chúng ta đă thấy đối với Einstein th́ năng lượng chân không về mặt toán học là đồng nhất với hằng số vũ trụ.Dùng lư thuyết trường lượng tử người ta tính thấy rằng năng lượng chân không ứng với mật độ vào khoảng 10 94 gam / cm 3 hay một khối lượng Planck / l 3 , với l là độ dài Planck . Ghi mật độ đó là LPlanck.Kết quả này quá lớn và người ta cho đây là một kết quả sai lầm nổi tiếng trong vật lư học v́ thực nghiệm quan trắc quá tŕnh dăn nở gia tốc của vũ trụ chỉ cho trị số không lớn hơn 10 – 120 LPlanck, như vậy năng lượng chân không gần bằng số không .Trong bức tranh phong cảnh của lư thuyết dây các trị số của năng lượng chân không biến thiên từ + LPlanck đến - LPlanck. Người ta đă t́m được những lời giải với 10 500 cực tiểu với năng lượng chân không phân bố ngẫu nhiên giữa hai trị số trên, như vậy nếu đặt các cực trị đó trên một trục thẳng đứng th́ khoảng cách trung b́nh giữa chúng là 10 – 500 LPlanck và các tác giả của lư thuyết siêu dây tính được rằng phần lớn các trị số nằm giữa số không và 10 – 120 LPlanck.Điều này có nghĩa là bức tranhphong cảnh của lư thuyết siêu dây đă đưa ra một giải thích được trị số rất nhỏ của năng lượng chân không.Thật ra ư tưởng này không mới, năm 1984 nhà vật lư người Nga Andrei Sakharov đă cho biết rằng h́nh học phức tạp của các chiều dư vốn ở trạng thái ẩn có thể tạo ra một phổ năng lượng của chân không, phổ này có thể chứa những trị số rất nhỏ quan sát được trong thực nghiệm.Nhiều tác giả khác cũng đưa ra nhiều cách giải thích vấn đề này.

Ngựi ta ví nhân loại như một người lữ khách đi t́m các cực tiểu và ở đâu thích hợp cho quá tŕnh phát sinh sự sống th́ dừng chân lại,đây chính là nội dung của nguyên lư vị nhân (anthropic principle).
Lư thuyết siêu dây dường như trả lời được nhiều câu hỏi nhưng lư thuyết này liệu có phải là lư thuyết thống nhất tối hậu, lư thuyết của tất cả -TOE chưa?

3 / Einstein đúng hay sai khi cho rằng cơ học lượng tử phải dẫn đến một lư thuyết cổ điển?

Những nhà vật lư đă có kinh nghiệm: mỗi lần cho rằng Einstein sai lầm th́ mỗi lần ông tỏ ra là đúng v́ sâu sắc hơn. Chúng ta nhớ rằng trong cuộc cách mạng lượng tử từ 1920 đến 1930 ông luôn có một thái độ bi quan đối với cách đoán nhận của cơ học lượng tử,mặc dù ông là một trong những người đặt nền móng cho cơ học lượng tử. Ông nói: “ Tôi chẳng bao giờ tin rằng Chúalại chơi tṛ súc sắc với số phận của Vũ trụ “.Chúng ta cũng đă biết lư thuyết lượng tử là một lư thuyết đẹp,cho những kết quả tuyệt vời được kiểm nghiệm bởi thực nghiệm với độ chính xác cao.

Song hiện nay nhiều nhà vật lư đă xét lại vấn đề và họ nghiêng theo quan điểm của Einstein: cơ học lượng tử là một lư thuyết chưa hoàn chỉnh.Từ năm 1920 nhiều nhà vật lư đă đưa ra giả thuyết về những tham số ẩn . Các hạt phải có vị trí và xung lượng xác định theo cơ học cổ điển, nhưng chúng ta không quan sát được như vậy chỉ v́ đă có những tham số ẩn tác động vào.Hăy xét chuyển động Brownian, ở đây các hạt chuyển động dường như hỗn độn, song như chính Einstein đă chứng minh sự hỗn độn này đă được gây ra bởi sự tác động của những phân tử mà ta không nh́n thấy theo đúng các định luật của cơ học cổ điển.Các phương tŕnh của cơ học lượng tử có mối tương tự với những phương tŕnh của lư thuyết động học các phân tử hay nói tổng quát hơn là của cơ học thống kê. Trong một cách nói nào đó th́ hằng số Planck chính là đại lượng tương tự của nhiệt độ.

Gần đây ư tưởng về các tham số ẩn được Gerard ‘ t Hooft (giải Nobel năm1999 v́ hoàn chỉnh lư thuyết điện yếu) phát triển,theo ông th́ vấn đề khác nhau giữa cơ học cổ điển và cơ học lượng tử là vấn đề mất thông tin. Một hệ cổ điển chứa nhiều thông tin hơn là một hệ lượng tử v́ các biến số cổ điển có thể lấy bất kỳ trị số nào trong khi các biến số chỉ được phép lấy những trị số gián đoạn.Vậy một hệ cổ điển sẽ biến thành một hệ lượng tử nếu thông tin bị mất. Sự mất thông tin này do những lực khuếch tán (dissipative) gây nên.Như vậy thiên nhiên là cổ điển ở mức chi tiết, song được nh́n ra như lượng tử v́ sự tồn tại các lực khuếch tán.

Berndt Muller (đại học Duke) đă đưa một ư tưởng khác về tham số ẩn: một hệ cổ điển trong không gian 5 chiều có thể biến dạng thành một hệ lượng tử trong không gian 4 chiều,chiều dư thứ năm chính là một tham số ẩn.

Những ư tưởng của Einstein có thể là nguồn gốc bùng nổ cho nhiều vấn đề,sau đây là 9 vấn đề mà một số nhà vật lư đă chọn ra và cho rằng đó là những vấn đề lớn nhất trong thế kỷ 21 .

B . 9 vấn đề lớn của vật lư thế kỷ 21



Có thể nói những vấn đề lớn của vật lư thế kỷ 21 đều nhằm mục đích thực hiên giấc mơ thống nhất của Einstein.

Ze’ev Rosenkranz,một nhà nghiên cứu về Einstein đă nói:

Việc t́m ṭi tiếp diễn v́ một” lư thuyết của tất cả “ (TOE) là di sản lớn nhất mà Einstein để lại cho khoa học (The o­n going quest for a theory of everything is Einstein ‘s most significant legacy to science).

Trong số 9 các vấn đề lớn, các nhà vật lư xếp 4 vấn đề đầu tiên là phụ thuộc trực tiếp vào giấc mơ Einstein, song để thực hiện giấc mơ đó không thể không xét đến 5 vấn đề tiếp theo, cho nên giấc mơ của Einstein đều trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến 9 bài toán lớn sau đây:

1 / Trong thiên nhiên c̣n tồn tại những đối xứng nào mới, những định luật vật lư nào mới ?

Một số đối xứng đă mất đi từ lúc bigbang, một trong các đối xứng như thế có thể là đối xứng mang tên siêu đối xứng (supersymmetry). Đối xứng này là một yếu tố cơ bản của lư thuyết siêu dây.Các máy gia tốc sẽ kiểm nghiệm vai tṛ của siêu đối xứng trong lư thuyết thống nhất và xác định xem hạt neutralino có thuộc vật chất tối hay không.Khối lượng các siêu hạt có thể liên quan đến trường Higgs.

2 / Chúng ta sẽ phải giải quyết sự bí ẩn của năng lượng tối như thế nào ?

Những quan trắc hiện đại chỉ tỏ rằng có một lực bí ẩn đang gia tốc quá tŕnh giăn nở của vũ trụ. Một nguồn gốc khả dĩ của lực này là năng lượng chân không.Song những phép tính đă cho một trị số quá lớn 10 120 lần lớn hơn trị số quan trắc được. Trong phần lư thuyết siêu dây chúng ta đă thấy bức tranh phong cảnh của lư thuyết siêu dây đă cho một cách giải thích.

Rất có thể năng lượng tối này có liên quan đến hạt Higgs. Nhiều dữ liệu thực nghiệm cho thấy rằng năng lượng tối có thể tương thích với hằng số vũ trụ của Einstein. Người ta cho rằng trường Higgs chiếm đầy khoảng chân không. Năng lượng tối cóthể có mối liên quan đến siêu đối xứng và trường Higgs.

3 / Tồn tại chăng những chiều dư (extra dimensions)?

Lư thuyết siêu dây có hy vọng thực hiên giấc mơ thống nhất của Einstein. Các siêu dây có tồn tại hay chăng? Lư thuyết này đă đưa ra 6 đến 7 chiều dư ngoài 4 chiều không thời gian. Vậy có bao nhiêu chiều dư ? kích thước, h́nh dạng như thế nào ? Và những hạt gắn với những chiều dư này là những hạt ǵ? Có tồn tại những chiều dư vĩ mô hay không? Chúng có liên quan ǵ đến những lỗ đen?

4 / Các lực trong thiên nhiên có thống nhất được thành một lực duy nhất hay không?

Rất có thể lực thống nhất này nối liền quark với lepton và có khả năng biến một loại hạt này sang một loại hat khác.

5 / V́ sao có nhiều loại hạt đến thế?

Các nhà vật lư đă xác định được 57 loại hạt,có thể chăng các hạt này là những nốt nhạc của siêu dây ? Chúng ta cũng đă t́m ra 3 gia đ́nh (và tại sao chỉ 3)
quark và lepton ,v́ sao khối lượng của chúng cách biệt nhau đến như vậy. Hạt neutrino cũng là một hiện tượng bí ẩn, việc hạt neutrino có khối lượng nói rằng có một vùng vật lư nằm ngoài Mô h́nh chuẩn (Standard Model).

6 / Vật chất tối là ǵ? Có thể chế tạo nó trong pḥng thí nghiệm được không ?Một
phần lớn vật chất trong vũ trụ là vật chất tối, không có vật chất tối th́ không có sao, có thiên hà có sự sống.Vật chất tối đă giữ chặt vũ trụ lại..Chúng ta có thể chế tạo được vật chất tối trong các máy gia tốc? Siêu hạt nhẹ nhất trong siêu đối xứng,hạt nhẹ nhất chuyển động trong các chiều dư,hạt axion trong lư thuyết QCD, có thể thuộc về vật chất tối?

7 / Hạt neutrino sẽ cung cấp cho chúng ta những ǵ?

Hạt neutrino là một hạt bí hiểm, chúng tương tác rất yếu với vật chất.Hàng tỷ tỷ neutrino đi qua cơ thể chúng ta trong mỗi giây nhưng không để lại một dấu vết ǵ. Sự tồn tại khối lượng của neutrino có thể dẫn đến một vùng vật lư mới chưa biết đến, có thể thuộc lư thuyết thống nhất.

8 / Vũ trụ đă h́nh thành như thế nào ?

Theo những lư thuyết hiện đại vũ trụ được khai sinh từ một vụ nổ lớn cách đây chừng 14 tỷ năm, tiếp theo là một quá tŕnh giăn nở lạm phát. Sau đó vũ trụ nguội dần và nhiều quá tŕnh chuyển pha đă xảy ra, những quá tŕnh chuyển pha này có thể dựng lại trong pḥng thí nghiệm nhờ những máy gia tốc năng lượng cao. Quá tŕnh nở lạm phát có thể bắt nguồn với một dạng năng lượng tối. Dạng năng lượng này có đóng vai tṛ ǵ trong lư thuyết thống nhất ? Có liên quan ǵ với các chiều dư ?

Quá tŕnh chuyển pha điện yếu đă gây nên sự bất đối xứng vật chất – phản vật chất. Trong quá tŕnh chuyển pha ứng với sắc động lực học lượng tử QCD,vật chất baryonic ngưng tụ thành dạng plasma của quark-gluon,người ta muốn kiểm nghiệm tất cả các quá tŕnh này trong pḥng thí nghiệm.
9 / Điều ǵ đă xảy ra với phản vật chất ?

Tại thời điểm bigbang số lượng hạt và phản hạt bằng nhau.Song hiện nay th́ chúng ta đang sống trong một thế giới hạt chứ không phải phản hạt ? Điều ǵ đă xảy ra với các phản hạt ? Để có sự mất quân b́nh đó đối xứng CP phải bị vi phạm, nguồn gốc của vi phạm đối xứng CP có thể t́m thấy trong quark hay trong neutrino, hay trong các hạt Higgs, trong siêu đối xứng hoặc trong các
chiều dư?
Chín bài toán lớn của vật lư trong thế kỷ 21 hy vọng được làm sáng tỏ về mặt lư thuyết,cũng như thực nghiệm. Để tiến hành thực nghiệm người ta phải có những thiết bị năng lượng cao, một sự hợp tác quốc tế rộng lớn.

Einstein đă mất nhưng những ư tưởng của ông (đặc biệt ư tưởngvề một lư thuyết thống nhất, một “ lư thuyết của tất cả “ - TOE) sẽ c̣n giúp chúng ta trên con đường t́m hiểu vũ trụ. Cũng tồn tại nhiều lư thuyết dẫn đến những vi phạm lư thuyết Einstein,như lư thuyết ṿng lượng tử (loop quantum theory) dựa trên cơ sở lượng tử hoá không thời gian. Song các lư thuyết này vẫn chưa có tính thuyết phục. Trong tương lai tới người ta tập trung vào 9 vấn đề mà các nhà vật lư đă nêu trên đây theo ḍng tư tưởng của Einstein. Liệu 9 vấn đề đó có thể được làm sáng tỏ trong ṿng thế kỷ 21 này không ?

kukuzubu (Theo Tạp chí Hoạt động Khoa học)