BÍ ẨN THIÊN TÀI CỦA EINSTEIN

[24/06/2005 - Vatlysupham]

Dù đă mất từ năm 1955, ngày nay Albert Einstein vẫn c̣n cái để dạy cho chúng ta. Lần này là một bài học về khoa học thần kinh, và có lẽ là cả bài học về nuôi dạy trẻ. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng chất xám trong bộ năo đă sản sinh ra một loạt đột phá khoa học, bao gồm cả Thuyết Tương Đối, các nhà nghiên cứu Canada đă đi đến kết luận: Bộ năo của Einstein thật sự khác lạ. Đặc biệt là họ đă phát hiện thấy phần năo liên quan đến việc lập luận toán học rộng hơn 15% so với b́nh thường, và không bị phân chia bằng một nếp gấp như vẫn thường thấy trong năo của tất cả chúng ta.


Bộ năo của Einstein là một mẫu vật có giá trị v́ những lư do vượt ra ngoài việc Einstein có năng lực suy nghĩ siêu phàm. Trước hết là, năo của ông có h́nh dạng cực tốt khi ông không c̣n dùng đến nó. Định mệnh đă can thiệp vào chuyện này bằng cách đă cho ông cái chết đột ngột, ông bị ph́nh tắc động mạch chủ bụng. Einstein đă biết trước và đă sắp xếp để lại bộ năo của ḿnh cho các nhà khoa học nghiên cứu. Chính v́ vậy, trong ṿng 7 giờ sau khi Einstein mất, năo của ông đă được lấy ra khỏi hộp sọ. Để tránh bị hư hỏng, nó đă được tiêm, và rồi được treo lơ lửng trong Formalin. Sau đó, bộ năo của ông được đo đạc, chụp ảnh và cắt nhỏ thành 240 khối nhỏ, mỗi khối có kích thước như một thỏi đường. Các khối này được ngâm trong celloidin và một số đă được cắt thành những phần nhỏ hơn để xét nghiệm bằng kính hiển vi.

Những ǵ mà Einstein cho phép những người khác làm với chính bộ năo của ḿnh trong khi ông vẫn c̣n dùng đến nó đă khiến cho mẫu vật năo mà ông để lại hữu ích hơn nhiều. Tự đánh giá có cái ǵ đó đặc biệt trong cách mà năo của chính ḿnh làm việc, Einstein đă cố gắng hết sức để giúp cho các nhà khoa học đồng nghiệp làm sáng tỏ bí ẩn này, bằng cách đồng ư xét nghiệm điện năo để ghi lại hoạt động sóng năo của ḿnh. Ông cũng chấp nhận các cuộc phỏng vấn, trong đó ông giải thích là ông đă giải quyết các vấn đề như thế nào. Cách giải thích của ông nghe hết sức lạ thường. Có lần Einstein nói: "Chữ dường như chẳng có vai tṛ ǵ, mà là có ít hay nhiều các h́nh ảnh rơ ràng". Quan sát này đă cung cấp manh mối lâm sàng cho Sandra F.Witelson, trưởng nhóm nghiên cứu đại học McMaster, nhóm này xem ra đă khám phá ra bí ẩn bộ năo của thiên tài Einstein.

BỘ BẢN ĐỒ NĂO

Các thầy thuốc Hy Lạp cổ đại thường hồ nghi: Các chức năng khác nhau có mối liên hệ với các phần khác nhau của năo? Đặc biệt, họ chú ư thấy những cú đấm vào đằng sau sọ có thể gây mù ḷa. Điều này càng được khẳng định một cách khoa học hơn trong suốt Chiến tranh Thế giới lần thứ I bởi các bác sĩ phẫu thuật trong quân đội Đức, những người đă phẫu thuật binh lính bị thương ở đầu. Ngày nay, đă có một "bộ bản đồ" chi tiết định vị các phần của năo điều khiển các hoạt động khác nhau của cơ thể.

V́ chức năng khác nhau cư trú ở các vị trí khác nhau, nên các nhận xét của Einstein về sự h́nh dung - mường tượng có ư nghĩa quan trọng đối với Witelson. Ở mức độ mà ở đó Einstein khám phá thiên nhiên, th́ các vấn đề vật lư mà ông giải quyết là các bài toán. Nh́n vào phần năo của Einstein liên quan đến việc lập luận toán học và so sánh nó với cùng khu vực đó ở các bộ năo b́nh thường hơn, có thể sẽ cung cấp cho chúng ta ch́a khóa giải đáp được bí ẩn thiên tài của Einstein.

Bà Witelson hiểu biết nhiều về các bộ năo thông thường: Bà đă sưu tập chúng. Witelson đă nghiên cứu bộ sưu tập của ḿnh và khôi phục lại năo của những người đóng góp vào đây. Bộ sưu tập này gồm năo của những người khỏe mạnh về mặt cơ thể lẫn tinh thần, có chỉ số thông minh từ 107 đến 125. Không có năo của những người đần độn, nhưng cũng không có năo của các nhà khoa học tên lửa.

Lần so sánh đầu tiên làm mọi người thấy ngượng v́ bộ năo của vị thiên tài tột đỉnh này rơ ràng là không có ǵ khác thường. Bà Witelson nói: "Giải phẫu thể đại năo của Einstein nằm trong các giới hạn b́nh thường, trừ các thùy đỉnh. Sự nhận thức về thị giác và không gian, sự h́nh thành lập luận toán học và sự tưởng tượng về chuyển động đều được thực hiện chủ yếu thông qua trung gian là vùng đỉnh sau bên phải và bên trái". Nếu như bạn đă có lần tát vào bên đầu ḿnh sau khi nói cái ǵ đó ngu ngốc, th́ bạn đă đánh đúng chỗ đó rồi đấy. Trong năo Einstein, các vùng này rộng hơn 15% so với b́nh thường và đang có khuynh hướng mất dần đi một cấu trúc gấp được t́m thấy trong năo của tất cả những người b́nh thường như chúng ta.

Phát hiện này hoàn toàn không gây ngạc nhiên. Các nhà nghiên cứu trước đây cũng đă nh́n thấy những vùng năo lớn ra tương tự như vậy. Bà Witelson cho biết: "Trong năo của nhà toán học Gauss và nhà vật lư học Siljestrom, cũng thấy có sự phát triển rộng ra của các vùng đỉnh dưới".

DÙNG ĐẾN HAY ĐỂ MẦT?

Xét nghiệm của nhóm nghiên cứu Witelson không trả lời câu hỏi sâu hơn về việc liệu sự phát triển của các phần đặc biệt trong năo có thể có liên quan đến sự thông minh hay không. Xét nghiệm này cũng không giải thích vùng năo này đă lớn ra như thế nào. Bước kế tiếp các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành là xét nghiệm các nhà toán học t́nh nguyện, những người này sẽ làm toán trong khi được chụp PET(positron emission tomography: chụp tia X cắt lớp phát positron). Được dùng chủ yếu trong các pḥng thí nghiệm nghiên cứu, các máy chụp cắt lớp PET tạo ra các h́nh ảnh cho thấy phần nào của năo làm việc khi đối tượng thí nghiệm đang làm các công việc khác nhau. Kỹ thuật này đă từng được dùng đến để xác định các phần nào của năo có liên quan khi chúng ta nh́n, nói hay suy nghĩ. Nếu như vùng đỉnh sau phát triển cực mạnh hơn b́nh thường ở những người có tài năng toán học, th́ h́nh hiển thị của máy chụp PET sẽ sáng rực lên như cây thông Nô-en.

Nếu điều này xảy ra, các nhà khoa học sẽ đối mặt với một vấn đề thậm chí lớn hơn: Có phải một số người mới sinh ra đă có bộ năo được điều chỉnh tự nhiên cho việc lập luận toán học? Hay là, sự khác biệt về mặt vật chất này là sản phẩm của sự trải nghiệm? Ư kiến cho rằng những ǵ mà một đứa bé nh́n, nghe và cảm nhận ảnh hưởng tới sự phát triển của năo bộ từ lâu đă không c̣n là xa lạ. Ngày càng có nhiều chứng cứ cho thấy: Các trải nghiệm thời thơ ấu có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của năo bộ. Chẳng hạn như những đứa bé bị bệnh đục nhân mắt bẩm sinh sẽ bị mù ḷa nếu như bệnh không được chữa ngay. Các tế bào liên quan đến việc phân giải h́nh ảnh nh́n thấy, ở một mức độ nào đó, đơn giản là bị chết dần đi. Năo của trẻ em xem ra cũng được "cài đặt" để học cách hiểu nhiều ngôn ngữ, miễn là chúng được dạy khi chúng c̣n rất nhỏ. Khi chúng đến tuổi trung học, các mối liên hệ thần kinh cho phép học nhanh các ngôn ngữ đă mất đi lâu rồi. V́ trường hợp trên là đă được xác nhận, nên có lẽ người ta sẽ t́m thấy được ch́a khóa để trở thành thiên tài trong thời thơ ấu, và các trải nghiệm và kích thích mà trẻ trải qua.

Nếu như ḍng lư luận khoa học ngày nay đi khám phá hoạt động của năo trở nên mệt lử (như nhiều người hoài nghi là nó sẽ như vậy), th́ bài học cuối cùng mà Einstein phải dạy có lẽ là: Sự phát triển của năo bộ tuân thủ theo cùng quy luật tự nhiên như mọi phần khác của cơ thể. Nói cách khác, các bậc cha mẹ, nếu không khiến cho trẻ nhỏ dùng năo bộ của ḿnh, chúng sẽ mất nó. Và một trong những hậu quả có thể là: trẻ sẽ chẳng c̣n cảm giác khó chịu khi bị người lớn cấm xem ti vi!

hdtho_sph(Theo Popular mechanics)