Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Công năng)
Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Công.
Công cơ học, gọi tắt là công, là năng lượng được thực hiện khi có một lực tác dụng lên vật thể làm vật thể và điểm đặt của lực chuyển dời. Công cơ học thu nhận bởi vật thể được chuyển hóa thành sự thay đổi công năng của vật thể, khi nội năng của vật thể này không đổi.
Công được xác định bởi tích vô hướng của véctơ lực và véctơ đường đi:
A=F.s
ở đây
F là véc-tơ lực không biến đổi trên quãng đường di chuyển, trong SI tính theo N
s là véc-tơ quãng đường thẳng mà vật đã di chuyển, trong SI tính theo m
"." là nhân vô hướng
Khi quãng đường cong và/hoặc lực biến thiên trên đường đi, công được tính theo tích phân đường:
với
A là công
C là đường cong mà vật đã đi
"." là nhân vô hướng
Trong SI, đơn vị đo của công là đơn vị đo năng lượng Jule, viết tắt là "J" (1J = 1N x 1m).
Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Nếu vector lực và đường đi tạo với nhau một góc nhọn, công được sinh ra mang dấu "+"
Nếu vector lực và đường đi có độ lớn không đổi, công đạt cực đại khi hai vector có cùng hướng (cùng phương và cùng chiều).
Nếu vector lực vuông góc với đường đi, không có công sinh ra.
Nếu lực ngược hướng với đường đi (ví dụ lực ma sát, đóng vai trò lực cản), công được sinh ra mang dấu "-".
Với các lực bảo toàn, tích phân đường của công thực hiện bởi lực F giữa hai vị trí r và r0:
có giá trị không phụ thuộc vào đường đi cụ thể từ r0 đến r.
Như vậy tại mỗi điểm r đều có thể đặt giá trị gọi là thế năng:
với φ(r0) là giá trị thế năng quy ước ở mốc r0.
Như vậy công của lực bảo toàn là chênh lệch thế năng của trường lực bảo toàn. Khi lực bảo toàn thực hiện công lên vật thể, vật thể sẽ thay đổi thế năng.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và tài liệu về: Công cơ học |
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_c%C6%A1_h%E1%BB%8Dc”
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Công trong tiếng Việt có nhiều hơn một nghĩa. Tùy theo ngữ cảnh, nó có thể là:
Cách gọi của công cơ học trong vật lý.
Công trong lao động, thường được tính bằng số lượng công việc một người lao động hoàn thành được trong một ca 8 giờ
Tên gọi chung của ba loài chim thuộc các chi Pavo và Afropavo trong họ Phasianidae (họ gà lôi/chim trĩ). Xem bài Công (chim).
Họ người Á Đông: Công (họ người).
Gọi tắt của công cộng.
Gọi tắt của giai cấp công nhân: công nông
Một đơn vị đo diện tích ruộng đất, thường dùng ở miền Tây Nam bộ Việt Nam, bằng 1000 m2 (1/10 ha) : Công (đơn vị đo)
Khái niệm công như trong tam công.
Đây là
trang định hướng liệt kê những bài hay chủ
đề có cùng tên.
Nếu bạn đến đây từ một
liên kết trong một bài, bạn cần quay lại bài đó để sửa lại liên kết đến đúng
trang cần thiết.
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng”