10:06:16 pm Ngày 26 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R=30Ω mắc nối tiếp với một cuộn dây. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều u =606 cos100πV . Dòng điện trong mạch lệch pha π6 so với điện áp hai đầu đoạn mạch và lệch pha π3 so với điện áp hai đầu cuộn dây. Điện trở thuần của cuộn dây có giá trị
Con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m., đầu trên của lò xo cố định, đầu dưới gắn với vật nhỏ có khối lượng 400g. Kích thích để con lắc dao động điều hoà theo phương thẳng đứng, chọn gốc thế năng trùng với vị trí cân bằng của vật. Tại thời điểm t (s) con lắc có thế năng 256mJ, tại thời điểm t + 0,05 (s) con lắc có động năng 288mJ, cơ năng của con lắc không lớn hơn 1J. Lấy π2=10. Trong một chu kì dao động, thời gian mà lò xo giãn là
Trong điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện, cường độ dòng quang điện bảo hoà tỉ lệ với:
Trong dao động tắt dần, không có đặc điểm nào sau đây?
Trên đường khô ráo, một người đang lái xe với tốc độ v thì nhìn thấy đèn xanh ở xa còn 3 giây nên quyết định hãm phanh để xe chuyển động chậm dần đều. Biết sau khi hết đèn xanh, đèn vàng sẽ hiện trong 2 giây rồi đến đèn đỏ. Khi đèn vừa chuyển sang màu đỏ thì xe dừng lại (Hình 10.3). Khi đường trơn tượt, để đảm bảo an toàn, người lái xe hãm phanh sao cho độ lớn của tổng hợp lực khi này bằng 58 lần so với khi đường khô ráo. Hỏi người lái xe phải bắt đầu hãm phanh kể từ khi nhìn thấy đèn xanh còn lại bao nhiêu giây, ứng với tốc độ lúc hãm phanh cũng là v, để vừa dừng lại khi bắt đầu có tín hiệu đèn đỏ?


Trả lời

Dao động điện từ và bài toán hộp đen

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: dao động điện từ và bài toán hộp đen  (Đọc 2951 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
penny263
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 34
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 17


Email
« vào lúc: 10:09:58 pm Ngày 03 Tháng Năm, 2012 »

1/Một mạch dao động gồm thuần cảm L và 2 tụ C giống nhau mắc nối tiếp, khóa K mắc ở 2 đầu 1 tụ C. Mạch đang hoạt động thì ta đóng khóa K ngay tại thời điểm cường độ dòng điện trong mạch đang đặt giá trị cực đại. Năng lượng toàn phần của mạch sau đó sẽ
A không đổi
B giảm cỏn 1/4
C giảm còn 3/4
D giảm còn 1/2
(theo mình nghĩ là đóng khóa K thì mạch chỉ còn 1 C, tức là giá trị C tăng lên 2 lần so với khi mở khóa (2 tụ mắc nối tiếp), thế thì năng lượng phải còn 1/2 chứ nhỉ, nhưn đáp án là A, ai giải thích giùm mình với T^T)
2/ Mạch điện như hình vẽ:  A----R----C-----N----hộp đen X-----B, giữa 2 đầu hộp đen X có khóa k,
biết uAB=U căn{ 2} cos omega t (V)
khi khóa K đóng: UR=200V, UC=150V
khi khóa K ngắt  U(AN)=150V, U(NB)=200V 
Phần tử trong hộp X là:
A R-L
B R-C
C L-C
D R
P/s: diễn đàn mình gõ latex dc ko mn?
                                                                     


Logged


Nguyễn Tấn Đạt
Vật lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +50/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 63
-Được cảm ơn: 885

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1029



Email
« Trả lời #1 vào lúc: 10:34:35 pm Ngày 03 Tháng Năm, 2012 »

1/Một mạch dao động gồm thuần cảm L và 2 tụ C giống nhau mắc nối tiếp, khóa K mắc ở 2 đầu 1 tụ C. Mạch đang hoạt động thì ta đóng khóa K ngay tại thời điểm cường độ dòng điện trong mạch đang đặt giá trị cực đại. Năng lượng toàn phần của mạch sau đó sẽ
A không đổi
B giảm cỏn 1/4
C giảm còn 3/4
D giảm còn 1/2                                                                    

người ta đóng K lúc cường độ dòng điện trong mạch cực đại; nghĩa là năng lượng của mạch đang tập trung hết ở cuộc dây [tex]W_L = \frac{1}{2}LI_0^2 = W[/tex]

, năng lượng điện trong 2 tụ bằng 0. vậy bỏ đi 1 trong 2 tụ thì năng lượng mạch không đổi.


Logged
hiepsi_4mat
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +17/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 49
-Được cảm ơn: 323

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 449



Email
« Trả lời #2 vào lúc: 11:22:33 pm Ngày 03 Tháng Năm, 2012 »

2/ Mạch điện như hình vẽ:  A----R----C-----N----hộp đen X-----B, giữa 2 đầu hộp đen X có khóa k,
biết uAB=U căn{ 2} cos omega t (V)
khi khóa K đóng: UR=200V, UC=150V
khi khóa K ngắt  U(AN)=150V, U(NB)=200V 
Phần tử trong hộp X là:
A R-L
B R-C
C L-C
D R
                                                                     
Khi K đóng mạch chỉ có RC vậy :[tex]U_{AB}=\sqrt{200^{2}+150^{2}}=250V[/tex]
Khi K mở mạch có đủ RCX mà UAN = 150V, UNB = 200V. Dễ dàng nhận thấy uAN vuông pha với uNB vậy X sẽ có R -L


Logged

Con đường tốt nhất để vượt qua gian khổ là đi xuyên qua nó.
Quỷ kiến sầu
Lão làng
*****

Nhận xét: +25/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 65
-Được cảm ơn: 832

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 745


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 11:30:51 pm Ngày 03 Tháng Năm, 2012 »


P/s: diễn đàn mình gõ latex dc ko mn?
                                                                     

HƯỚNG DẪN GÕ LAPTEX


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.