02:29:23 pm Ngày 26 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Biểu thức cường độ dòng điện là i=4cos100πt−π4(A). Tại thời điểm t = 20,18s cường độ dòng điện có giá trị là
Một viên bi chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 30cm/s2 và vận tốc ban đầu bằng không. Vận tốc của viên bi sau 4s và quãng đường đi của nó trong thời gian đó là
Điện tử trong nguyên tử hyđrô chuyển động trên những quỹ đạo tròn do lực tương tác giữa hạt nhân và điện tử là lực Culông. Biết vận tốc của điện tử ở quỹ đạo L là 2.106 m/s. Tìm vận tốc của điện tử ở quỹ đạo N?
Trong phản ứng hạt nhân không có sự bảo toàn
Hạt nhân XZ1A1 phóng xạ trở thành hạt nhân con Z2A2Y. Tại thời điểm t, khối lượng chất X còn lại nhỏ hơn ∆m so với khối lượng ban đầu m0 (lúc t = 0). Khối lượng chất Y thu được tại thời điểm 2t là


Trả lời

Một số bài ôn thi đại học khó cần giúp đỡ, cảm ơn! (p.6)

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một số bài ôn thi đại học khó cần giúp đỡ, cảm ơn! (p.6)  (Đọc 5753 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Cuồng Phong
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +2/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 265
-Được cảm ơn: 31

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 200


Email
« vào lúc: 09:26:02 pm Ngày 25 Tháng Hai, 2012 »

Đây là phần 6, gồm 4 bài cơ + 2 bài điện. Mọi người vui lòng giúp, xin cảm ơn!
À, có một điều quan trọng: mọi người đang đọc topic này thì bỏ chút thời gian đọc thêm topic Một số bài ôn thi đại học khó cần giúp đỡ, cảm ơn! (p.5), p.3phần 2(bài 5 +6) - đó là những phần chưa được giải. Suy nghĩ giúp mình nhé.

Bài 1: Một con lắc lò xo bố trí nằm ngang. Vật đang dao động điều hòa với chu kì T, biên độ A, khi vật đi qua vị trí cân bằng thì người ta giữ cố định một điểm trên lò xo sao cho phần lo xo không tham gia vào sự dao động của vật bằng [tex]\frac{2}{3}[/tex] chiều dài lò xo ban đầu. Kể từ thời điểm đó vật sẽ dao động điều hòa với biên độ mới bằng:
A. 3A          B. [tex]\frac{A}{2}[/tex]          C. [tex]\frac{A}{\sqrt{2}}[/tex]          D. [tex]\frac{A}{\sqrt{3}}[/tex]

Bài 2: Một sợi dây dài 2L, được kéo căng, có các đầu A, B được giữ cố định. Sợi dây được kích thích để tạo sóng dừng trên nó sao cho ngoài hai đầu A và B thì chỉ có điểm chính giữa C của sợi dây là nút sóng. M và N là hai điểm trên dây, nằm hai bên điểm C và cách C một đoạn x (x < L) như nhau. Dao động tại các điểm M và N sẽ có biên độ:
A. như nhau và cùng pha.                    B. khác nhau và cùng pha.
C. như nhau và ngược pha nhau.           D. khác nhau và ngược pha nhau.

Bài 3: Một sóng truyền theo chiều P đến Q nằm trên cùng một đường truyền sóng. Hai điểm đó cách nhau một khoảng bằng 5/4 bước sóng. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Khi P có thế năng cực đại thì Q có động năng cực tiểu
B. Khi P ở li độ cực đại dương thì Q có vận tốc cực đại dương
C. Khi P có vận tốc cực đại dương thì Q ở li độ cực đại dương
D. Li độ dao động của P và Q luôn luôn bằng nhau về độ lớn nhưng ngược dấu

Bài 4: Để tạo sóng dừng có một múi (hai đầu là hai nút sóng, ở giữa có một bụng sóng) trên một sợi dây đàn hồi mềm ta phải buộc chặt một đầu sợi dây này và cho đầu tự do dao động với tần số 10Hz. Cắt sợi dây này thành hai phần có chiều dài không bằng nhau, để tạo sóng dừng một múi trên phần thứ nhất ta phải cho đầu tự do của nó dao động với tần số 15Hz. Để tạo sóng dừng một múi trên phần thứ hai ta phải cho đầu tự do của nó dao động với tần số:
A. 5,0Hz          B. 30Hz          C. 25Hz          D. 13Hz

Bài 5: Cho một đoạn mạch xoay chiều RLC1 mắc nối tiếp (cuộn dây thuần cảm). Biết tần số dòng điện là 50 Hz, R = 40[tex]\Omega[/tex], L = [tex]\frac{1}{5\pi }[/tex](H), C1 = [tex]\frac{10^{-3}}{5\pi }[/tex](F). Muốn dòng điện trong mạch cực đại thì phải ghép thêm với tụ điện C1 một tụ điện có điện dung C2 bằng bao nhiêu và ghép như thế nào?
A. Ghép nối tiếp và C2 = [tex]\frac{3}{\pi }.10^{-4}[/tex](F)          B. Ghép song song và C2 = [tex]\frac{5}{\pi }.10^{-4}(F)[/tex]
C. Ghép nối tiếp và C2 = [tex]\frac{5}{\pi }.10^{-4}(F)[/tex]          D. Ghép song song và C2 = [tex]\frac{3}{\pi }.10^{-4}(F)[/tex]

Bài 6: Cho đoạn mạch RLC nối tiếp, C thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế xoay chiều u = U[tex]\sqrt{2}[/tex]sin[tex]\pi[/tex]t(V). Khi C = C1 = [tex]\frac{10^{-4}}{2\pi }(F)[/tex] và C = C2 = [tex]\frac{10^{-4}}{\pi }(F)[/tex] thì công suất của mạch bằng nhau nhưng hai dòng điện lệch pha nhau một góc là [tex]\frac{\pi }{3}[/tex]. Giá trị của L là:
A. L = [tex]\frac{1,5}{\pi }[/tex]H          B. [tex]\frac{1}{\pi }H[/tex]          C. [tex]\frac{2,5}{\pi }H[/tex]          D. [tex]\frac{2}{\pi }H[/tex]


Logged


Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 07:12:41 am Ngày 26 Tháng Hai, 2012 »


Bài 1: Một con lắc lò xo bố trí nằm ngang. Vật đang dao động điều hòa với chu kì T, biên độ A, khi vật đi qua vị trí cân bằng thì người ta giữ cố định một điểm trên lò xo sao cho phần lo xo không tham gia vào sự dao động của vật bằng [tex]\frac{2}{3}[/tex] chiều dài lò xo ban đầu. Kể từ thời điểm đó vật sẽ dao động điều hòa với biên độ mới bằng:
A. 3A          B. [tex]\frac{A}{2}[/tex]          C. [tex]\frac{A}{\sqrt{2}}[/tex]          D. [tex]\frac{A}{\sqrt{3}}[/tex]

+ Khi qua VTCB mà giữ mà 1/3 lò xo còn dao động ==> chiều dài giảm còn 1/3 ==> độ cứng tăng 3 ==>k'=3k
+ Áp dụng ĐLBTCN trước và sau khi giữ [tex]==> 1/2k.A^2=1/2.m.(A\omega)^2=1/2k'.A'^2 ==> A'^2=\frac{k}{k'}.A^2==> A'=\frac{1}{\sqrt{3}}A[/tex]
« Sửa lần cuối: 07:33:42 am Ngày 26 Tháng Hai, 2012 gửi bởi trieubeo »

Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 07:30:37 am Ngày 26 Tháng Hai, 2012 »

Bài 2: Một sợi dây dài 2L, được kéo căng, có các đầu A, B được giữ cố định. Sợi dây được kích thích để tạo sóng dừng trên nó sao cho ngoài hai đầu A và B thì chỉ có điểm chính giữa C của sợi dây là nút sóng. M và N là hai điểm trên dây, nằm hai bên điểm C và cách C một đoạn x (x < L) như nhau. Dao động tại các điểm M và N sẽ có biên độ:
A. như nhau và cùng pha.                    B. khác nhau và cùng pha.
C. như nhau và ngược pha nhau.           D. khác nhau và ngược pha nhau.
+ Trên sóng dừng 2 điểm đối xứng qua 1 nút luôn dao động cùng biên độ nhưng ngược pha
+ 2 điểm đối xứng qua 1 bụng luôn dao động cùng biên độ nhưng đồng pha nhau.
Trích dẫn
Bài 3: Một sóng truyền theo chiều P đến Q nằm trên cùng một đường truyền sóng. Hai điểm đó cách nhau một khoảng bằng 5/4 bước sóng. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Khi P có thế năng cực đại thì Q có động năng cực tiểu
B. Khi P ở li độ cực đại dương thì Q có vận tốc cực đại dương
C. Khi P có vận tốc cực đại dương thì Q ở li độ cực đại dương
D. Li độ dao động của P và Q luôn luôn bằng nhau về độ lớn nhưng ngược dấu
Độ lệch pha của 2 điểm này : [tex]\Delta \varphi=\frac{2\pi.d}{\lambda}=2,5\pi ==>[/tex] chúng vuông pha nhau, theo chiều truyền thì P nhanh pha hơn Q \pi/2. Dùng vecto quay nhé bạn vẻ ra sẽ thấy.
A/ P có thế năng cực đại ==> nó trùng biên ==> Q phải có thế năng cực tiểu (trùng VTCB) (động năng cực đại)
B/ P ở li độ cực đại ==> Q ở VTCB và đang đi về biên dương ==> vận tốc cực đại dương.
C/ P ở vận tốc cực đại dương thì Q ở biên âm
D/ Điều này đúng khi chúng ngược pha.


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 07:42:03 am Ngày 26 Tháng Hai, 2012 »

Bài 4: Để tạo sóng dừng có một múi (hai đầu là hai nút sóng, ở giữa có một bụng sóng) trên một sợi dây đàn hồi mềm ta phải buộc chặt một đầu sợi dây này và cho đầu tự do dao động với tần số 10Hz. Cắt sợi dây này thành hai phần có chiều dài không bằng nhau, để tạo sóng dừng một múi trên phần thứ nhất ta phải cho đầu tự do của nó dao động với tần số 15Hz. Để tạo sóng dừng một múi trên phần thứ hai ta phải cho đầu tự do của nó dao động với tần số:
A. 5,0Hz          B. 30Hz          C. 25Hz          D. 13Hz
[tex]TH1 : L=\frac{v}{2f}[/tex]
[tex]TH2 : [/tex]phần dây 1[tex] : L_1=\frac{v}{2f_1}[/tex]
[tex]==> L:L_1=f_1:f=1,5 ==> L_1=2/3L ==> L_2=1/3L[/tex]
[tex]TH3 :[/tex] Phần dây 2: [tex]L_2=\frac{v}{2f_2} ==> L:L_2=f_2:f = 3 ==> f_2=3f=30HZ[/tex]


Logged
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 10:46:48 am Ngày 26 Tháng Hai, 2012 »


Bài 6: Cho đoạn mạch RLC nối tiếp, C thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế xoay chiều u = U[tex]\sqrt{2}[/tex]sin[tex]\pi[/tex]t(V). Khi C = C1 = [tex]\frac{10^{-4}}{2\pi }(F)[/tex] và C = C2 = [tex]\frac{10^{-4}}{\pi }(F)[/tex] thì công suất của mạch bằng nhau nhưng hai dòng điện lệch pha nhau một góc là [tex]\frac{\pi }{3}[/tex].[/color] Giá trị của L là:
A. L = [tex]\frac{1,5}{\pi }[/tex]H          B. [tex]\frac{1}{\pi }H[/tex]          C. [tex]\frac{2,5}{\pi }H[/tex]          D. [tex]\frac{2}{\pi }H[/tex]

Do R không đổi nên khi công suất của mạch bằng nhau thì cường độ hiệu dụng và do đó tổng trở bằng nhau

[tex]R^{2} + ( Z_{L} - Z_{C1} )^{2} = R^{2} + (Z_{L} - Z_{C2} )^{2}\Rightarrow Z_{L} - Z_{C1} = - (Z_{L} - Z_{C2})\Rightarrow Z_{L} = \frac{Z_{C1}+Z_{C2}}{2}[/tex]

Đến đây em thay số tính toán tiếp nhé !

Bài toán thừa giả thiết nhưng hai dòng điện lệch pha nhau một góc là [tex]\frac{\pi }{3}[/tex].[/color]


Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
phantom_hung
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 34
-Được cảm ơn: 17

Offline Offline

Bài viết: 46


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 12:07:47 pm Ngày 26 Tháng Hai, 2012 »

Bài 5: Cho một đoạn mạch xoay chiều RLC1 mắc nối tiếp (cuộn dây thuần cảm). Biết tần số dòng điện là 50 Hz, R = 40[tex]\Omega[/tex], L = [tex]\frac{1}{5\pi }[/tex](H), C1 = [tex]\frac{10^{-3}}{5\pi }[/tex](F). Muốn dòng điện trong mạch cực đại thì phải ghép thêm với tụ điện C1 một tụ điện có điện dung C2 bằng bao nhiêu và ghép như thế nào?
A. Ghép nối tiếp và C2 = [tex]\frac{3}{\pi }.10^{-4}[/tex](F)          B. Ghép song song và C2 = [tex]\frac{5}{\pi }.10^{-4}(F)[/tex]
C. Ghép nối tiếp và C2 = [tex]\frac{5}{\pi }.10^{-4}(F)[/tex]          D. Ghép song song và C2 = [tex]\frac{3}{\pi }.10^{-4}(F)[/tex]
R=40[tex]\Omega[/tex]
,[tex]Z_{L}=20[/tex][tex]\Omega[/tex]
[tex]Z_{C}=50[/tex][tex]\Omega[/tex]
Để dòng điện trong mạch cực đại thì [tex]Z_{L}-Z_{C}=0[/tex]===>[tex]Z_{L}=Z_{C}=20[/tex]
===>[tex]C_{b}=\frac{10^{-3}}{2 \pi }[/tex] mà 50>20====>mắc nối tiếp:[tex]\frac{1}{C_{b}}=\frac{1}{C1}+\frac{1}{C2}[/tex]
=====>C2=[tex]\frac{3}{\pi }.10^{-4}[/tex]
đáp án A




Cho mình sửa lại là mắc song song:Cb=C1+C2 đáp án D
« Sửa lần cuối: 12:15:51 pm Ngày 26 Tháng Hai, 2012 gửi bởi phantom_hung »

Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.