Theo sách giáo khoa, có thể nói thế này về hiện tượng dương cực tan1. Thí nghiệm.
- Điện phân dung dịch CuSO4 với cực dương bằng Cu.
- Sau một thời gian điện phân, ta thấy
có một lớp Cu bám vào catốt.2. Giải thích.
- Ion Cu++ dịch chuyển đến catôt (-), nhận thêm hai e trở thành nguyên tử Cu bám vào catôt.
- Ion SO4-- thì dịch chuyển về anôt (+), tác dụng với một Cu++ ở cực đồng, tạo thành một phân tử CuSO4 tan vào dung dịch và nhường hai êlectron cho anôt.
- Kết quả là cực dương làm bằng đồng bị hao dần đi, còn ở catôt lại có đồng bám vào.
3. Kết luận.
Hiện tượng cực dương tan xảy ra khi điện phân một muối kim loại mà anôt làm bằng chính kim loại ấy.
-----------
Đó là thí nghiệm rất hay được nói đến trong bất kì bài điện phân nào.
Tuy nhiên, xét cho kĩ lại, thì khi SO4-- về (+) để nhận 1 ion KL++ kết hợp thành phân tử KLSO4 thì đâu nhất thiết cực (+) phải cùng là kim loại như trong dd điện phân đâu?
MÌnh chưa lý giải được điều này vì cung bên lý bên "tình"
Nhưng mình nghĩ, theo như trên, tất cả KL đều "tan" được, tuy nhiên có lẽ còn liên quan đến mức oxi hóa của các kim loại (trong dd điện phân và KL dương cực)
Mời các bạn cho ý kiến