10:12:10 pm Ngày 23 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Đặt điện áp u=U0cosωt vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Tại thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm có độ lớn cực đại thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm bằng
Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa có phương trình dao động lần lượt là x1=A1cos(10πt+π6)cm  và x2=A2cos(10πt-π2)cmDao động tổng hợp có phương trình x: A = cos(10πt+φ) cm. Biết rằng trong cả quá trình dao động luôn có A1A2=400cm2  Tìm li độ x vào thời điểm t = 160 s ứng với dao động tổng hợp có biên độ nhỏ nhất.
Một sóng cơ học có bước sóng λ truyền theo một đường thẳng từ điểm M đến điểm N. Biết khoảng cách MN = d . Độ lệch pha △φ của dao động tại hai điểm M và N là
Máy biến áp là một thiết bị dùng để
Một vật dao động điều hòa theo phương trình x=Acosωt+φ . Gia tốc của vật được tính bằng công thức


Trả lời

Thứ hay bậc vân sáng?

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thứ hay bậc vân sáng?  (Đọc 9890 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
giaovienvatly
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +18/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 10
-Được cảm ơn: 29

Offline Offline

Bài viết: 248


Email
« vào lúc: 10:34:39 pm Ngày 29 Tháng Mười, 2010 »

SGK Vật Lý 12 cơ bản (2009) trang 130 có viết:"khoảng cách từ O đến vân sáng thứ k là:
         xk = k(ld.D/a)     (k = 0; cộng trừ 1; cộng trừ 2; ....)    (25.1)
k gọi là bậc giao thoa."
Tôi cho rằng, cách diễn đạt vân thứ k trùng với vân bậc k là không chính xác vì:
- "thứ" được sử dụng trong phép đếm. Chẳng hạn, khi đếm số vân ở nửa dương trường giao thoa kể từ vân trung tâm (trường hợp hai khe đồng pha) thì vân trung tâm là vân sáng thứ nhất, rồi đến vân liền kề vân trung tâm là vân thứ hai, ... cứ như vậy cho đến hết.
- "bậc" thì các SGK đều sử dụng chung với ý nghĩa như SGK cơ bản đã nêu.
Vậy, không thể dùng chung hai thuật ngữ này được.
Tôi nghĩ vậy, có đúng không? Rất mong diễn đàn chỉ giáo!


Logged


Hồng Nhung
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +43/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 27
-Được cảm ơn: 66

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 186


nguyenthamhn
Email
« Trả lời #1 vào lúc: 05:12:52 pm Ngày 30 Tháng Mười, 2010 »

  Chào thầy Giaovien.
  Nhung thấy ko có sự mâu thuẫn gì khi dùng chung hai thuật ngữ này cả. Khi đếm số vân trong 1/2 miền giao thoa, người ta vẫn đếm vân trung tâm là vân thứ 0 (bậc 0) chứ, để khái niệm bậc và thứ trùng nhau ý mà. Giả sử đếm tới vân thứ 9 thì kể cả vân trung tâm nữa là trong khoảng đó có 10 vân. (chỉ trừ khi ta đếm thủ công 1vân, 2 vân, ...thì vân trung tâm lúc ấy mới được gắn cho số 1 với ý nghĩa một vân).

  Giống như thước kẻ học sinh dùng ấy mà, vạch đầu tiên luôn phải là vạch số 0, tiếp đó đến số 1, số 2. Nếu mà đếm bắt đầu từ số 1 thì kết qủa thể nào cũng thừa 1mm, chưa kể sai số. Nhớ lại ngày trước đọc panme, trên duxích tròn nó chỉ có vạch mà không có số, Nhung đếm số vạch và thói quen "chia kẹo" nên đếm bắt đầu từ số 1. Kết qủa là bị luôn 1 điểm cho nhớ đời. :-P

   Các sách giáo trình trên ĐH đều dùng hai khái niệm "vân thứ k" hay "vân bậc k" với cùng một nghĩa và hoàn toàn không có gì mâu thuẫn ở đây cả Thầy ạ.


Logged

Cám ơn đời mỗi sáng mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương
giaovienvatly
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +18/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 10
-Được cảm ơn: 29

Offline Offline

Bài viết: 248


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 11:23:55 pm Ngày 30 Tháng Mười, 2010 »

Rất cám ơn Hồng Nhung!
Điều tôi nêu ở đây là thói quen ngôn ngữ của mọi người về thuật ngữ "thứ": ví dụ trên một hàng quân có nhiều người xếp hàng, người đầu tiên được gọi là người thứ nhất, không ai gọi là người thứ "không"; một hàng cây bên đường, chúng ta muốn đếm có bao nhiêu cây cũng bắt đầu từ cây thứ nhất, không ai đếm cây "không" rồi mới đến cây thư nhất; ...
SGK hay giáo trình viết cho mọi người đọc cũng cần quan tâm tới tập quán ngôn ngữ. Còn nếu không như vậy, việc gì ta phải gọi là bậc nữa.


Logged
lenhattruongtuan
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 4


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 03:08:15 pm Ngày 31 Tháng Mười, 2010 »

Nếu tôi nhớ không nhầm thì trong vật lý đại cương thứ và bậc có sự khác nhau đó


Logged
nguyenvandungbtx
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 2

Offline Offline

Bài viết: 2


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 05:43:36 pm Ngày 31 Tháng Mười, 2010 »

Trong công thức xác định vị trí vân sáng, k được chú thích là bậc của vân. Đối với vân sáng thì thứ tự của vân và bậc của vân trùng nhau, còn vân tối thì không. Do đó vân tối người ta chỉ dùng vân thứ mấy...


Logged
giaovienvatly
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +18/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 10
-Được cảm ơn: 29

Offline Offline

Bài viết: 248


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 12:07:53 am Ngày 01 Tháng Mười Một, 2010 »

Vậy xin hỏi: cùng thuật ngữ "thứ", dùng ở vân sáng khác với dùng ở vân tối à?
Nếu giả sử điều này được chấp nhận thì có phải là gây phiền toái cho người dạy và người học không, có làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt không?
Vậy nên, tôi cho rằng, không thể dùng chung hai thuật ngữ thứ và bậc được. Chỉ nên gọi là bậc vân sáng thôi!
Mong các ý kiến của diễn đàn!


Logged
giaovienvatly
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +18/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 10
-Được cảm ơn: 29

Offline Offline

Bài viết: 248


Email
« Trả lời #6 vào lúc: 10:41:41 pm Ngày 24 Tháng Mười Một, 2010 »

Kính mong mọi người đóng góp ý kiến.
Chả mấy chốc lại sắp hết kỳ I rồi. Sang kỳ II chúng ta phải đụng chạm với vấn đề này. Không thống nhất được ý kiến thì khó an khó nói nắm.


Logged
lam9201
Thành viên mới
*

Nhận xét: +1/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 59
-Được cảm ơn: 19

Offline Offline

Bài viết: 33


Email
« Trả lời #7 vào lúc: 05:35:16 am Ngày 25 Tháng Mười Một, 2010 »

Để thống nhất ta phải dựa vào sách giáo khoa là chính:
  * Vân sáng : thứ = bậc = k.
  * Vân tối không có khái niệm bậc. d2-d1=(k+1/2)lamđa thì
            khi k>0 : thứ = k+1
            khi k<0 : thứ = lkl


Logged
giaovienvatly
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +18/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 10
-Được cảm ơn: 29

Offline Offline

Bài viết: 248


Email
« Trả lời #8 vào lúc: 08:10:30 am Ngày 30 Tháng Mười Một, 2010 »

Cũng có thể thống nhất như ý kiến thành viên lam9201. Thế nhưng với HS học theo SGK nâng cao chỉ nói đến bậc, không hề nói gì thứ của vân giao thoa thì bảo họ thống nhất thế nào nhỉ. Bản thân tôi đã nằm trong tình huống này: vừa dạy lớp NC, vừa dạy lớp cơ bản.
Giá mà các tác giả SGK hay Vụ THPT cho ý kiến thì khỏi thắc mắc.


Logged
tienkhach54321
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 1
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 1


Email
« Trả lời #9 vào lúc: 01:15:26 pm Ngày 11 Tháng Năm, 2012 »

  Chào thầy Giaovien.
  Nhung thấy ko có sự mâu thuẫn gì khi dùng chung hai thuật ngữ này cả. Khi đếm số vân trong 1/2 miền giao thoa, người ta vẫn đếm vân trung tâm là vân thứ 0 (bậc 0) chứ, để khái niệm bậc và thứ trùng nhau ý mà. Giả sử đếm tới vân thứ 9 thì kể cả vân trung tâm nữa là trong khoảng đó có 10 vân. (chỉ trừ khi ta đếm thủ công 1vân, 2 vân, ...thì vân trung tâm lúc ấy mới được gắn cho số 1 với ý nghĩa một vân).

  Giống như thước kẻ học sinh dùng ấy mà, vạch đầu tiên luôn phải là vạch số 0, tiếp đó đến số 1, số 2. Nếu mà đếm bắt đầu từ số 1 thì kết qủa thể nào cũng thừa 1mm, chưa kể sai số. Nhớ lại ngày trước đọc panme, trên duxích tròn nó chỉ có vạch mà không có số, Nhung đếm số vạch và thói quen "chia kẹo" nên đếm bắt đầu từ số 1. Kết qủa là bị luôn 1 điểm cho nhớ đời. :-P

   Các sách giáo trình trên ĐH đều dùng hai khái niệm "vân thứ k" hay "vân bậc k" với cùng một nghĩa và hoàn toàn không có gì mâu thuẫn ở đây cả Thầy ạ.
Trong SGK thì thứ = bậc đối với vân sáng. Nhưng theo mình như vậy không chính xác. Theo bạn Nhung đếm thứ bắt đầu từ số 0, vậy vân tối thứ 0 ở đâu vậy bạn?HuhHuhHuhHuh?


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.