01:46:21 am Ngày 09 Tháng Tư, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  



Trả lời

Kính thiên văn khúc xạ là gì? 6 chiếc kính thiên văn khúc xạ chất lượng nhất

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Kính thiên văn khúc xạ là gì? 6 chiếc kính thiên văn khúc xạ chất lượng nhất  (Đọc 4208 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
mezoom
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 6


Email
« vào lúc: 08:47:03 am Ngày 03 Tháng Mười Hai, 2020 »

Bạn là một người có đam mê về thiên văn học? Bạn đang muốn tìm mua một chiếc kính thiên văn phù hợp ư? Vậy chắc chắn bạn sẽ không muốn bỏ qua bài viết này. Dạo gần đây meZOOM nhận được khá nhiều những thắc mắc của những new bie gửi về hòm thư. Trong đó có khá nhiều câu hỏi liên quan đến cách vận hành của kính phản xạ,khúc xạ,… Và ở bài viết này chúng tôi sẽ trả lời những câu hỏi liên quan tới kính thiên văn khúc xạ cùng với đó là danh sách 11 chiếc kính thiên văn khúc xạ nên mua ở thời điểm hiện tại. Bắt đầu thôi !

Kính thiên văn khúc xạ là gì?
Kính thiên văn khúc xạ (tên tiếng Anh: refracting telescope hay refractor) là loại kính quang học sử dụng thấu kính làm vật kính tạo ra hình ảnh. Nó còn được gọi là kính thiên văn dioptric

Kính khúc xạ được phát minh bởi nhà thiên văn học Gallieo, ông cũng là người đầu tiên chọn kính thiên văn khúc xạ để sử dụng nó quan sát bầu trời. Sau này nhà khoa học Kepler (1571-1630) đã cải tiến để kính có được hình dáng như bây giờ.

Cấu trúc
Kính thiên văn khúc xạ có cấu trúc hoạt động theo nguyên lí làm thay đổi đường truyền của ánh sáng. Thông qua hiện tượng khúc xạ, tạo ra ảnh khuyếch đại của vật thể ở xa. Sau khi nhà khoa học Kepler cải tiến thì kính vẫn dựa trên nguyên lí khúc xạ đó nhưng khi thu được hình ảnh vật lại được phóng đại tiếp qua một thị kính nữa.


Galileo sử dụng thị kính là thấu kính phân kì nhưng khi được cải tiến thì cả hai thị kính trong một chiếc kính thiên văn đều là thấu kính hội tụ. Thấu kính hội tụ gom các tia sáng đi qua nó tại một điểm nhỏ (f) gọi là tiêu cự.

Ưu điểm
Có thể quan sát được những ánh sáng từ những ngôi sao khoảng cách rất xa Trái Đất
Gọn nhẹ, dễ sử dụng, dễ mang theo khi đi dã ngoại
Tiện lợi cho trẻ nhỏ, người mới chơi thiên văn
Giá thành rẻ hơn so với kính phản xạ cùng thông số
Nhược điểm
Khả năng khử sắc sai kém hơn kính phản xạ cùng thông số nên cho hình ảnh kém hơi đôi chút so với kính phản xạ
6 chiếc kính thiên văn khúc xạ đáng mua nhất thời điểm hiện tại

Hai chiếc kính khúc xạ đầu tiên do Galileo nghiên cứu và chế tạo
1. Kính thiên văn Meade Infinity 102AZ
Meade Infinity 102AZ với đường kính lớn 102mm khả năng thu thập ánh sáng tốt cho hình ảnh sắc nét. Lớp phủ quang học đa lớp chống phản quang cho hình ảnh chất lượng cao. Bạn hoàn toàn có thể quan sát được các vật thể ở rất xa như:

Chi tiết các miệng núi lửa trên bề mặt Mặt Trăng
Các dải mây bão của Sao Mộc
Vành đai Sao Thổ
Sao Hỏa trông như một đĩa đỏ
Màu của Sao Thủy, Sao Kim, Sao Hải Vương và Sao Thiên Vương
Các thiên hà như Andromeda và tinh vân Orion, các chòm sao M13, M31.
Kính thiên văn Meade Infinity 102AZ được trang bị gương chéo đảo ảnh để quan sát địa văn cho hình ảnh thuận chiều như nhìn ống nhòm. Bộ giá đỡ kiểu AZ rất chắc chắn, có tay điều khiển kéo dài hỗ trợ chỉnh kính được dễ dàng hơn. Thiết bị tinh chỉnh theo 2 chiều giúp điều khiển kính bám mục tiêu trên bầu trời rất êm, mượt, chính xác, tạo nên sự thoải mái tối đa khi quan sát.

Với những ưu điểm vượt trội như vậy thì chẳng có lí do gì mà Meade Infinity 102AZ không chiếm lấy vị trí số 1 trong loạt danh sách này.

| https://mezoom.net/san-pham/kinh-thien-van-my-meade-infinity-102az-chinh-hang/


2. Kính thiên văn khúc xạ Celestron PowerSeeker 80EQ
Chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc tại sao chiếc Celestron PowerSeeker 80EQ lại có thể xếp ở vị trí top 2. Qua trải nghiệm của khách hàng và qua sự so sánh của đội ngũ chuyên gia thiên văn của meZOOM thì chiếc kính khúc xạ này hoàn toàn xứng đáng nằm ở vị trí số 2.

Đẳng cấp, chuyên nghiệp, sắc nét, khả năng nhìn không giới hạn, không khoảng cách. Đó là những điều nhận xét của khách hàng đã mua và trải nghiệm sau đó review lại cho shop về sản phẩm kính thiên văn PowerSeeker 80EQ của hãng Celestron – Mỹ.

Cấu tạo
Sản phẩm được trang bị ống kính 80mm, dài 900mm, lăng kính đảo ảnh 90 độ giúp tái tạo hình ảnh thuận chiều như nhìn qua ống nhòm, vật kính tráng phủ lớp film chống phản quang nhiều lớp cao cấp (Fully Coated) quang sai thấp giúp bảo vệ mắt khỏi những tia có hại và mang đến hình ảnh vô cùng sắc nét.

PowerSeeker 80EQ có thiết kế kiểu Đức với đối trọng thăng bằng, được trang bị bộ chỉnh nét kim loại chắc chắn, có ren xoắn cho phép gắn trực tiếp máy ảnh (DSRL) vào bộ chỉnh nét của kính (thông qua cái T-Mount Adaptor) để chụp ảnh thiên văn (cũng như địa văn). Chân đế EQ với tripod bằng nhôm nhẹ, chắc chắn, có núm tinh chỉnh cho phép người quan sát điều khiển kính bám mục tiêu trên bầu trời dễ dàng, êm ái.

Bên cạnh đó, nó cũng có thể dễ dàng chuyển sang kiểu chân đế Altazimuth (Alt-az) để quan sát mặt đất. Đối với những người đam mê thiên văn học thì đây là chiếc kính đẳng cấp không thể bỏ qua.

|https://mezoom.net/san-pham/celestron-80eq/


3. Kính thiên văn Meade Polaris 90EQ
Với đường kính 90mm, kính thiên văn cao cấp  Meade Polaris 90EQ mang lại cho bạn những hình ảnh sắc nét. Bạn sẽ quan sát thấy những hình ảnh chi tiết trên bề mặt mặt trăng, vành đai của sao Mộc, nhẫn của sao Thổ,… Tinh vân Orion, thiên hà Andromeda, M12, M13 bạn cũng sẽ nhìn thấy.

Kính được trang bị bị gương chéo đảo ảnh cho ảnh thuận chiều khi quan sát địa văn. Bạn hoàn toàn có thể khám phá cảnh quan mặt đất vào ban ngày như một chiếc ống nhòm.

Kính thiên văn Meade Polaris 90EQ với giá đỡ EQ kiểu Đức ổn định các điều khiển bằng tay, với chuyển động chậm giúp dễ dàng bám theo các thiên thể khi chúng di chuyển trên bầu trời đêm.

| https://mezoom.net/san-pham/kinh-thien-van-my-meade-polaris-90eq-chinh-hang/


4. Kính thiên văn khúc xạ Meade Infinity 90AZ
Kính thiên văn khúc xạ Meade Infinity 90AZ trang bị gương chéo đảo ảnh giúp bạn quan sát cảnh quan mặt đất vào ban ngày với hình ảnh thuận chiều. Ống kính 90mm, lớp tráng phủ quang học toàn phần cho hình ảnh sắc nét. Kính thiên văn này dễ sử dụng và lắp đặt, rất phù hợp với người mới bắt đầu để tìm hiểu vũ trụ.

Với Meade Infinity 90AZ bạn sẽ thấy vành đai Sao Thổ, mũ cực trên Sao Hỏa, các dải mây trên Sao Mộc hoặc các vật thể trên mặt đất và hơn thế nữa. Hãng Meade còn tặng kèm DVD phần mềm với hơn 10.000 đối tượng (hành tinh, chòm sao, thiên hà, tinh vân) giúp bạn thỏa sức khám phá với bầu trời đêm.

| https://mezoom.net/san-pham/kinh-thien-van-khuc-xa-meade-infinity-90az/


5. Kính thiên văn Celestron Astromater 70EQ
Celestron Astromater 70EQ là kính thiên văn khúc xạ dành cho những người chơi bán chuyên hoặc mới bắt đầu tìm hiểu về thiên văn học. Đây chính là bản cải tiến từ chiếc LT70AZ. Một trong những thay đổi đáng kể trong phiên bản Astromater 70EQ này chính là bộ phận điều khiển tinh chỉnh bằng tay. Bộ phận điều khiển là EQ 4 chiều thay vì 3 chiều như trước, chiều thứ 4 là chiều nhật động giúp bám thiên thể trên thiên cầu dễ dàng hơn trong quá trình quan sát. Ngoài ra  Astromater 70EQ còn được trang bị thêm đối trọng giúp kính cân bằng trong mọi trường hợp.

Kính thiên văn Celestron Astromater 70EQ có vật kính khá lớn 70mm giúp quan sát được rõ nét các vật thể ở xa, dải tiêu cự 900mm tăng độ phóng đại cao nhất lên tới 165x. Với khả năng nhìn này thì Celestron Astromater 70EQ giúp bạn quan sát được Sao Mộc, Sao Thổ, các miệng núi lửa trên bề mặt Mặt Trăng. Kính tìm mục tiêu được nâng cấp Finder Red dot xác định mục tiêu vô cùng chính xác.

Đi kèm kính thiên văn là 2 thị kính 10mm và 20mm, bạn cũng có thể mua thêm thị kính để tăng độ phóng đại của kính. Ngoài ra Celestron Astromater 70EQ còn được trang bị giá đỡ bọc cao su siêu bền, kèm thêm khay đựng thị kính và phụ kiện.

| https://mezoom.net/san-pham/celestron-astromater-70eq-chinh-hang-my/
| Xem ngay video trải nghiệm kính thiên văn Celestron AstroMaster 70EQ


6. Kính thiên văn khúc xạ Meade Polaris 70EQ
Kính thiên văn khúc xạ Meade Polaris 70EQ có thể quan sát thiên văn lẫn địa văn. Với đường kính 70mm khả năng thu sáng tốt lý tưởng để quan sát Mặt trăng, các hành tinh và các DSO (deep-sky ojects) sáng trên bầu trời đêm như các cụm sao, thiên hà…

Kính có thể quan sát cả địa văn nhờ có bộ lăng kính đảo ảnh kiêm đổi góc 90 độ, cho ảnh xuôi chiều như nhìn qua ống nhòm. Bộ vật kính được tráng phủ chống phản quang đa lớp toàn phần cho ảnh sáng và nét, ít sắc sai hơn.

Kính thiên văn Meade Polaris 70EQ được trang bị kính ngắm kiểu Red Dot Finder. Công cụ giúp kính tìm mục tiêu một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn so với kính ngắm quang học thông thường.

Chân đế EQ sử dụng ống thép chắc chắn, vững chãi, có 2 núm tinh chỉnh giúp người quan sát điều khiển kính bám mục tiêu trên bầu trời rất mượt và êm. Các vòng chia toạ độ to, rõ ràng sẽ giúp bạn có thể định vị mục tiêu theo phương pháp thủ công chính xác hơn. Nó cũng có thể dễ dàng chuyển sang kiểu chân đế Altazimuth (Alt-az) để thuận tiện cho việc quan sát các mục tiêu mặt đất (bằng cách chỉnh vĩ độ của trục cực về 0 độ).

| https://mezoom.net/san-pham/kinh-thien-van-my-meade-polaris-70eq-chinh-hang/


Trên đây là 6 chiếc kính thiên văn dòng khúc xạ mà meZOOM đánh giá là đáng mua nhất vào thời điểm hiện tại. Rất mong bài viết đã giải đáp được một số thắc mắc cho bạn về dòng kính khúc xạ này và cũng giúp đỡ bạn phần nào trong việc lựa chọn được một chiếc kính thiên văn phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân.

Cảm ơn các bạn đã luôn đồng hành và ủng hộ meZOOM. Thân ái !
« Sửa lần cuối: 08:57:09 am Ngày 03 Tháng Mười Hai, 2020 gửi bởi mezoom »

Logged


Tags: kính thiên văn kính thiên văn cao cấp thiên văn học quan sát vũ trụ 
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_26330_u__tags_0_start_0