06:38:53 am Ngày 26 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Một sợi dây AB = 120 cm, hai đầu cố định, khi có sóng dừng ổn định trên sợi dây xuất hiện 5 nút sóng. O là trung điểm dây, M, N là hai điểm trên dây nằm về hai phía của O, với OM = 5 cm, ON = 10 cm, tại thời điểm t vận tốc dao động của M là 60 cm/s thì vận tốc dao động của N là:
Chọn phát biểu đúng về phản ứng hạt nhân.
Tại mặt nước, hai nguồn kết hợp được đặt tại hai điểm A và B cách nhau 68 mm, dao động điều hoà, cùng tần số, cùng pha theo phương vuông góc với mặt nước. Trên AB, hai phần tử nước dao động với biên độ cực đại có vị trí cân bằng cách nhau một đoạn ngắn nhất là 10 mm. Điểm C là vị trí cân bằng của phần tử ở mặt nước sao cho AC⊥BC. Phần tử nước ở C dao động với biên độ cực đại. Khoảng cách BC lớn nhất bằng
Đặt điện áp u=U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch có các phần tử R, L và C mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm thay đổi được. Hình vẽ bên là đồ thị biễu diễn sự phụ thuộc của điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm UL và hệ số công suất của mạch cosφ theo cảm kháng ZL của cuộn dây. Khi ZL=3Ω thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện gần nhất với giá trị nào sau đây?
Cho mạch điện AMNB, đoạn AM chứa cuộn dây thuần cảm L, đoạn M N chứa điện trở R, đoạn mạch NB chứa tụ điện C. Đặt vào hai đầu AB một điện áp xoay chiều có biểu thức uAB=U2cos(ωt) V, tần số ω thay đổi được. Khi   thì điện áp giữa hai đầu AN và M B vuông pha nhau, khi đó UAN=505 V, UMB=1005 V. Khi thay đổi tần số góc đến giá trị ω=ω2=100π2 rad/s thì điện áp giữa hai đầu cuộn dây đạt giá trị cực đại. Giá trị của ω1 là


Trả lời

Công thức M=ExC^2 !!!

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Công thức M=ExC^2 !!!  (Đọc 1439 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
RV2016
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 1


Email
« vào lúc: 01:37:25 am Ngày 03 Tháng Hai, 2016 »

Công thức M = ExC^2 có còn đúng hay không khi quả bom nguyên tử tên là Little Boy  được Mỹ ném xuống Hirosima thì có 0,7 (Kg) chất uranium tham gia phản ứng hạt nhân thì có đương lượng nổ là 16 kiloton (tức tương đương 16 nghìn tấn TNT) nhưng trong khi đó thì cũng khối lượng 0,7 (Kg) nhưng 0,7 (Kg) bánh mỳ khô thì chúng ta ăn vào chỉ cung cấp năng lượng tương đương là 2422 (Kcal) (tức là tương đương với đương lượng nổ là 2,088 (Kg) TNT) mà thôi nhỉ ??
Theo tôi thì công thức M = ExC^2 như trên là sai toe toét, không có cơ sở khoa học rồi vì theo bài báo sau : ( http://genk.vn/kham-pha/17-phuong-trinh-sau-day-da-thay-doi-lich-su-the-gioi-20160129174752979.chn ) có phát biểu rằng :
“ Chỉ cần nửa cân bất kỳ chất gì cũng đang chứa trong nó năng lượng tương đương vụ nổ của hơn 7 triệu tấn thuốc nổ TNT. “
là sai vì ứng dụng vào hai trường hợp chất phóng xạ uranium và bánh mỳ khô nói trên thì cùng 0,7 (kg) chất đó thì chất phóng xạ uranium thì tuân theo công thức M = ExC^2 đúng tuyệt đối nhưng với trường hợp bánh mỳ khô thì 0,7 (Kg) bánh mỳ khô chỉ tương đương đương lượng nổ là 2,088 (Kg) thuốc nổ TNT mà thôi chứ 0,7 (Kg) bánh mỳ khô không tuân theo công thức E = MxC^2 đâu vì 0,7 (kg) bánh mỳ khô chỉ tương đương với 2,088 (Kg) TNT thì vốn mâu thuẫn với câu phát biểu rằng :
 “ Chỉ cần nửa cân bất kỳ chất gì cũng đang chứa trong nó năng lượng tương đương vụ nổ của hơn 7 triệu tấn thuốc nổ TNT. “ do ta có : 2,088 (Kg) < 7 triệu tấn thuốc nổ TNT đấy mà.
Khi hai chất đã có sự chênh nhau về đương lượng nổ thì vô số chất khác nhau sẽ có vô số trị số đương lượng nổ khác nhau chứ không phải là vô số chất thì chất nào cũng tuân theo công thức M=ExC^2 để có phát biểu rằng :
 “ Chỉ cần nửa cân bất kỳ chất gì cũng đang chứa trong nó năng lượng tương đương vụ nổ của hơn 7 triệu tấn thuốc nổ TNT. “ đâu mà chúng sẽ tùy chất mà có năng lượng khác nhau nhé.

 
Ghi chú :
1- Năng lượng của 700 gram bánh mỳ khô :
http://vansu.vn/?part=dinhduong&opt=bangthucpham&act=list&mainmenu=kienthuc


Logged


suduc93
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 1
-Được cảm ơn: 2

Offline Offline

Bài viết: 10


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 08:49:36 pm Ngày 03 Tháng Hai, 2016 »

Hình như bạn đã hiểu sai vấn đề rồi, với khối lượng 0,7 Kg của khối lượng phải bay với vận tốc ánh sáng thì tạo ra năng lượng rất lớn, còn 0,7 Kg bánh mì ăn vào chỉ cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Nếu như bạn nói công thức anhx-tanh sai, thì cả nhân loại này điều sai hết ak, Khi một công thức vật lý được thành lập phải được kiểm nghiệm bằng thực nghiệm và cả con đường lý thuyết nữa, công thức vật lý đưa ra điều được các nhà vật lý học trên toàn thế giới đã kiểm nghiệm đồng thời chấp nhận công thức này. Nếu bạn nói sai thì hãy chứng minh vì sao sai cần được sửa đổi như thế nào. Công thức chỉ đúng trong một thời gian nhất định. Nếu bạn tìm ra cái mới thì lúc đó bạn sẽ nên vĩ đại như các nhà bác học Newton hay Anhx-tanh. Như có điều trước khi nói điều gì cần phải suy nghĩ kĩ nha.


Logged
Trần Đức Huy
Học sinh lớp 11
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +2/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 2
-Được cảm ơn: 37

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 61


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 10:26:53 pm Ngày 03 Tháng Hai, 2016 »

Có lẽ bạn hiểu sai vấn đề rồi. Trước thời kì thuyết tương đối thì người ta quan niệm rằng vật chất (khối lượng) không sinh ra và cũng không mất đi, năng lượng cũng vậy. Đến khi thuyết tương đối ra đời thì Einstein phát hiện ra rằng thực ra khối lượng có thể mất đi hoặc sinh thêm đồng thời ông cũng phát hiện ra rằng khối lượng và năng lượng về bản chất là tương đương với nhau, tức là về cơ bản là nó là 2 cách thể hiện khác nhau của một thứ gì đó trong vũ trụ mà ta tạm gọi là khối lượng-năng lượng, giống như nước thể hiện ngoài tự nhiên ở ba thể rắn, lỏng, khí vậy. Và công thức [tex]E=mc^2[/tex] diễn tả mối quan hệ tương đương đó. Đồng thời phải phát biểu lại các định luật bảo toàn khối lượng và định luật bảo toàn năng lượng thành một định luật bảo toàn duy nhất: định luật bảo toàn khối lượng-năng lượng: khối lượng hay năng lượng không bị phá hủy, chúng chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác.
Như vậy nếu làm mất đi 1kg khối lượng thì sẽ giải phóng ra năng lượng tương ứng [tex]E=c^2[/tex], và ngược lại nếu biến [tex]c^2[/tex] J thành khối lượng thì nó sẽ tạo ra 1kg vật chất. Đương nhiên việc chuyển đổi giữa khối lượng-năng lượng không hề dễ dàng. Hiện nay con người đã có thể biến khối lượng thành năng lượng thông qua các phản ứng hạt nhân. Nói nôm na là sau phản ứng hạt nhân khối lượng nguyên liệu sẽ bị giảm đi và không biến thành vật chất nữa (cái này khác với việc nhiên liệu trong xe ô tô hay tên lửa sau khi đốt đi thì vẫn biến thành [tex]CO_{2}[/tex] và các chất khác) mà chuyển thành năng lượng khổng lồ tính theo công thức Einstein. Đó là cơ sở chế tạo bom hạt nhân. Còn khi ăn 700g bánh mì khô thì các chất dinh dưỡng trong bánh mì sẽ tham gia các phản ứng hóa học trong cơ thể sinh ra năng lượng, như vậy năng lượng trong cơ thể là NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC sinh ra từ phản ứng hóa học chứ không phải do sự hụt khối lượng (thực tế khối lượng các chất tham gia phản ứng hóa học không thay đổi) nên không liên quan đến phương trình Einstein.
Và cũng cần phải lưu ý rằng bạn viết ngược công thức rồi nhé.




Logged
Tags: M=ExC2 
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.