08:35:10 pm Ngày 23 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Hạt nhân nào sau đây có thể phân hạch
Khi đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến áp thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu thứ cấp để hở là 20V. Khi tăng số vòng dây cuốn cuộn thứ cấp thêm 60 vòng thì điện áp hiệu dụng hai đầu thứ cấp để hở là 25 V. Khi giảm số vòng dây thứ cấp đi 90 vòng thì điện áp hiệu dụng hai thứ cấp để hở là:
Cho hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số, có đồ thị li độ theo thời gian có dạng như hình vẽ. Một chất điểm thực hiện Q đồng thời hai dao động trên. Vận tốc của chất điểm khi qua vị trí cân bằng có độ lớn gần bằng
Cho bốn tia phóng xạ: tia α , tia β+, tia β-     và tia γ   đi vào một miền có điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức điện. Tia phóng xạ không bị lệch khỏi phương truyền ban đầu là
Một mẫu quặng chứa chất phóng xạ Xesi 133 có độ phóng xạ là H0=3,3.109. Biết chu kỳ bán rã của Cs là 30 năm, khối lượng Cs chứa trong mẫu quặng là


Trả lời

Các biện pháp khử rung cho kính thiên văn

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các biện pháp khử rung cho kính thiên văn  (Đọc 1094 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
ursamajor969
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 48


Email
« vào lúc: 06:42:10 pm Ngày 17 Tháng Tám, 2015 »

[COLOR="blue"]Nhìn chung, điểm trừ lớn nhất của các Kính Thiên Văn tự chế-hay kể cả KTV hàng low-end thấp cấp là ở bộ phận chân đế. Một chiếc KTV không chỉ phóng đại mục tiêu quan sát mà còn phóng đại cả sự lắc lư và rung động của chân đế. Bạn đã bao giờ gặp cảnh hình ảnh nhìn qua kính cứ nhảy loạn cả lên mỗi khi có cơn gió mát hiu hiu thổi qua8-| Rồi cứ mỗi lần chỉnh focus là y như rằng kính lại rung bần bật~X( Vấn đề nhiều khả năng là ở giá 3 chân, ở khớp quay hoặc do cả 2 thứ đó. Sự rung lắc của KTV có thể làm cho mắt bạn đảo điên theo mỗi khi quan sát, hay tệ hơn nữa làm cho bức ảnh thiên văn của bạn nhòe tứ tung8-}[/COLOR]

[COLOR="indigo"]Để khắc phục tình trạng lắc lư của KTV, cần xử lí giá 3 chân:[/COLOR]

- Vặn chặt các chốt hãm của chân đế, nhất là ở bộ phận khớp quay gắn với ống kính.
- Thu giá 3 chân lại càng ngắn càng tốt. KTV cảng đặt thấp thì càng đỡ lắc lư. Cố gắng quan sát trong tư thế ngồi - có lẽ như thế hay hơn là phải đứng!
- Treo 1 bình nước hay bao cát vào giữa các chân của KTV. Trọng lượng thêm vào sẽ làm giảm bớt ảnh hưởng của gió và làm tắt nhanh các dao động.

- Cắt 1 miếng gỗ hình tam giác để làm thanh giằng giữa các chân và chèn vào ngay dưới bộ phận khớp quay nối với ống kính.
 
[COLOR="navy"]Gia cố thêm khối lượng và độ chắc chắn luôn giúp kính bớt lắc lư nghiêng ngả, nhưng dao động mới là vấn đề khó nhằn hơn! Hãy thử gõ nhẹ vào đầu bên kia của ống kính trong lúc đang quan sát rồi tính xem mất khoảng bao lâu hình ảnh mới ổn định lại. Một vài giây là chấp nhận dc, chứ còn 10 giây là quá lâu:-L[/COLOR]

[COLOR="indigo"]Bạn hãy thử 1 số cách sau để khắc phục sự dao động của kính:[/COLOR]

- Đặt chân đế lên cỏ thay vì bê tông hay nhựa đường.
- Kiểm tra độ chặt của các phần chân đế, đặc biệt là các ốc hãm giữ cố định vị trí ống kính. Các chốt này ko nên quá lỏng tới mức làm kính bị lệch, nhưng nới nhẹ 1 chút sẽ giúp phân tán rung động.
- Chèn thêm bìa cứng hay những thứ tương tự vào những chỗ lỏng lẻo.
- Nếu KTV của bạn có các núm vi chỉnh dưới dạng dây cáp đàn hồi kéo dài kiểu này, chúng sẽ rung lắc khi có gió thổi và làm chân đế dao động theo. Hãy thay thế bằng các loại núm chỉnh "cứng" như thay cáp đàn hồi bằng trục kim loại cố định.

- Treo 1 sợi xích nặng cỡ trung bình dài khoảng vài chục cm vào đầu phía kia ống kính. Mỗi mắt xích sẽ hấp thụ bớt 1 phần nhỏ rung động. Nếu kính bị mất cân bằng, hãy đặt 1 đoạn xích ở phía trước và thêm 1 đoạn ngắn hơn ở phía sau.


Tham khảo:
http://www.skyandtelescope.com/howto/visualobserving/26149754.html

Nguyễn Tùng Lâm
CLB Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội HAS
[/B]


Logged


Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.