Bài 1: Tại ba đỉnh của một tam giác vuông tại A; a = 50 cm, b = 40 cm, c = 30 cm. ta đặt lần lượt các điện tích [tex]q_{1}=q_{2}=q_{3}=10^{-9}C[/tex]. Xác định vectơ và cường độ dòng điện trường tại H, biết H là chân đường cao kẻ từ A.
Bài 2: Bốn đỉnh A, B, C, D trong không khí tạo thành 1 hình chữ nhật ABCD có cạnh AD = a = 3 cm, AB = b = 1 cm. Các điện tích [tex]q_{1}, q_{2}, q_{3}[/tex] được đặt lần lượt tại A, B, C. Biết [tex]q_{2}=-12,5.10^{-8}C[/tex] và cường độ điện trường tổng hợp ở D: [tex]\vec{E_{D}}=\vec{0}[/tex]. Tính [tex]q_{1}[/tex] và [tex]q_{3}[/tex]
Bài 1: HD em làm
em vẽ hình, tam giác A,B,C vuông tại A, H là chân đường cao
em tính được các cạnh:
1/HA^2=1/AB^2+1/AC^2 ==> AH
AB^2=BH.BC ==> BH
AC^2=CH.CB ==> CH
==> E1,E2,E3 là ba vecto do q1,q2,q3 gây ra tại H
sau đó em cộng ba vecto là xong, hai vecto ngược hướng cộng trước (E23=E2-E3) và vecto tổng của hai vecto này (E23) vuông góc vecto thứ E1 ==> E=can(E1^2+E23^2)
Bài 2: để ED=0 thì vecto E1+E2+E3=0 ==> vecto E13 ngược hướng E2 mà E2 hướng vào tâm HCN ==> E13 hướng ngược lại
==> q1>0,q3>0. dựa trên T/C tam giác vuông em sẽ tìm được mối quan hệ E1 và E3 và E13 ==> E1 và E3