01:05:46 pm Ngày 24 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Một vật DĐĐH theo phương trình x=10cos(4πt+π2) cm , kể từ t = 0 thời gian ngắn nhất vật có li độ 5 cm là:
Hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số, lệch nhau một góc π2, dọc theo trục tọa độ Ox. Các vị trí cân bằng cùng có tọa độ x = 0. Tại thời điểm t, li độ của các dao động lần lượt là x1=4cm và  x2=-3cm, khi đó li độ của dao động tổng hợp bằng
Một electron bay với vận tốc v1=1,2.107 m/s  từ một điểm có điện thế V1=600 V, theo hướng của đường sức. Biết điện tích của electron là -1,6.1019 C  và khối lượng của nó là 9,1.10-31 kg. Điện thế V2  của điểm mà ở đó electron dừng lại là
Dao động tổng hợp của hai dao động thành phần có dạng . Biết rằng dao động thành phần , dao động thành phần   có dạng
Hai đèn điện dây tóc loại (220 V – 25 W) và (220 V – 100 W) được mắc nối tiếp nhau. Hỏi khi mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 440 V thì bóng đèn nào sẽ cháy ?


Trả lời

Xin giúp đỡ 3 bài điện xoay chiều khó!

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Xin giúp đỡ 3 bài điện xoay chiều khó!  (Đọc 7983 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
nguyenvanhungpq
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 47
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 62


Email
« vào lúc: 02:43:59 pm Ngày 15 Tháng Mười, 2013 »

Câu 1. Đặt một điện áp  (U, ω không đổi) vào đoạn mạch AB nối tiếp. Giữa hai điểm AM là một biến trở R, giữa MN là cuộn dây có r và giữa NB là tụ điện C. Khi R = 75 [tex]\Omega[/tex] thì đồng thời có biến trở R tiêu thụ công suất cực đại và thêm bất kỳ tụ điện C’ nào vào đoạn NB dù nối tiếp hay song song với tụ điện C vẫn thấy UNB giảm. Biết các giá trị r, ZL, ZC, Z (tổng trở) nguyên. Giá trị của r và ZC là:
A. 21[tex]\Omega[/tex] ; 120[tex]\Omega[/tex]       B. 128[tex]\Omega[/tex] ; 120[tex]\Omega[/tex]     
C. 128[tex]\Omega[/tex] ; 200[tex]\Omega[/tex]      D. 21[tex]\Omega[/tex] ; 200[tex]\Omega[/tex] .
Câu 2. Cho đoạn mạch RLC nối tiếp với cuộn dây thuần cảm L có thể thay đổi được. mạch điện được đặt dưới hiệu điện thế  u = Uocosωt, với U không đổi và ω cho trước.Khi thay đổi L thì thấy hiệu điện thế hiệu dụng trên R và L có giá trị cực đại chênh lệch nhau 2 lần. Hiệu điện thế cực đại giữa 2 đầu tụ điện có giá trị cực đại nào sau đây
   A.U[tex]\sqrt{3}[/tex]           B.[tex]\sqrt{2}[/tex]           C.U/3           D. U/2
Câu 3. Mạch điện xoay chiều, gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều u tần số 1000Hz. Khi mắc 1 ampe kế A có điện trở không đáng kể song song với tụ C thì nó chỉ 0,1A. Dòng điện qua nó lệch pha so với điện áp hai đầu đoạn mạch góc  [tex]\pi[/tex]/6 rad. Thay ampe kế A bằng vôn kế V có điện trở rất lớn thì vôn kế chỉ 20 V, điện áp hai đầu vôn kế chậm pha hơn điện áp hai đầu đoạn mạch  [tex]\pi[/tex]/6 rad. Độ tự cảm L và điện trở thuần R có giá trị:
        A.[tex]\sqrt{3}[/tex] /(40 [tex]\pi[/tex] )(H) và 150              B.[tex]\sqrt{3}[/tex] /(2[tex]\pi[/tex] )và 150     
        C.[tex]\sqrt{3}[/tex]/(40[tex]\pi[/tex] ) (H) và 90                  D.[tex]\sqrt{3}[/tex]/(2[tex]\pi[/tex] ) và 90       
Câu 1 và 3 em bí, câu 2 em nghĩ tìm hiệu điện thế trên 2 đầu tụ chứ không phải cực đại. mong thầy cô giúp đỡ, em xin cảm ơn.   


Logged


Ngọc Anh
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +24/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 170
-Được cảm ơn: 199

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 351



Email
« Trả lời #1 vào lúc: 02:02:02 pm Ngày 17 Tháng Mười, 2013 »

Câu 1. Đặt một điện áp  (U, ω không đổi) vào đoạn mạch AB nối tiếp. Giữa hai điểm AM là một biến trở R, giữa MN là cuộn dây có r và giữa NB là tụ điện C. Khi R = 75 [tex]\Omega[/tex] thì đồng thời có biến trở R tiêu thụ công suất cực đại và thêm bất kỳ tụ điện C’ nào vào đoạn NB dù nối tiếp hay song song với tụ điện C vẫn thấy UNB giảm. Biết các giá trị r, ZL, ZC, Z (tổng trở) nguyên. Giá trị của r và ZC là:
A. 21[tex]\Omega[/tex] ; 120[tex]\Omega[/tex]       B. 128[tex]\Omega[/tex] ; 120[tex]\Omega[/tex]     
C. 128[tex]\Omega[/tex] ; 200[tex]\Omega[/tex]      D. 21[tex]\Omega[/tex] ; 200[tex]\Omega[/tex] .  


Câu này có người hỏi rồi bạn. Bạn xem link sau nhé http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=16677.0


Logged

Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan
nguyenvanhungpq
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 47
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 62


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 12:26:05 am Ngày 18 Tháng Mười, 2013 »

Cảm ơn bạn, khá đơn giản mà mình không nghĩ ra, nhờ bạn 2 bài còn lại nha!


Logged
Nguyễn Tấn Đạt
Vật lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +50/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 63
-Được cảm ơn: 885

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1029



Email
« Trả lời #3 vào lúc: 09:41:57 am Ngày 18 Tháng Mười, 2013 »

Câu 2. Cho đoạn mạch RLC nối tiếp với cuộn dây thuần cảm L có thể thay đổi được. mạch điện được đặt dưới hiệu điện thế  u = Uocosωt, với U không đổi và ω cho trước.Khi thay đổi L thì thấy hiệu điện thế hiệu dụng trên R và L có giá trị cực đại chênh lệch nhau 2 lần. Hiệu điện thế cực đại giữa 2 đầu tụ điện có giá trị cực đại nào sau đây
   A.U[tex]\sqrt{3}[/tex]           B.[tex]\sqrt{2}[/tex]           C.U/3           D. U/2

Thay đổi L để URmax => cộng hưởng => URmax = U.

Thay đổi L để ULmax thì [tex]U_L_m_a_x=U\frac{\sqrt{R^2+Z_C^2}}{R}>U[/tex]

=> ULmax = 2URmax => [tex]Z_C=\sqrt{3}R[/tex]

Thay đổi L để Ucmax => cộng hưởng => Ucmax = Imax.Zc = [tex]\frac{U}{R}Z_C=U\sqrt{3}[/tex]




Logged
Nguyễn Tấn Đạt
Vật lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +50/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 63
-Được cảm ơn: 885

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1029



Email
« Trả lời #4 vào lúc: 10:11:15 am Ngày 18 Tháng Mười, 2013 »

Câu 3. Mạch điện xoay chiều, gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều u tần số 1000Hz. Khi mắc 1 ampe kế A có điện trở không đáng kể song song với tụ C thì nó chỉ 0,1A. Dòng điện qua nó lệch pha so với điện áp hai đầu đoạn mạch góc  [tex]\pi[/tex]/6 rad. Thay ampe kế A bằng vôn kế V có điện trở rất lớn thì vôn kế chỉ 20 V, điện áp hai đầu vôn kế chậm pha hơn điện áp hai đầu đoạn mạch  [tex]\pi[/tex]/6 rad. Độ tự cảm L và điện trở thuần R có giá trị:
        A.[tex]\sqrt{3}[/tex] /(40 [tex]\pi[/tex] )(H) và 150              B.[tex]\sqrt{3}[/tex] /(2[tex]\pi[/tex] )và 150     
        C.[tex]\sqrt{3}[/tex]/(40[tex]\pi[/tex] ) (H) và 90                  D.[tex]\sqrt{3}[/tex]/(2[tex]\pi[/tex] ) và 90       

*Mắc ampe kế song song tụ => mạch chỉ còn R, L.

phi = pi/6 => [tex]R=\sqrt{3}Z_L[/tex]

[tex]U=I.Z=0,1\sqrt{R^2+Z_L^2}=0,2\frac{R}{\sqrt{3}}[/tex]

*Mắc vôn kế vào C, Uc = 20V.

uc chậm pha hơn u 30 độ => [tex]\varphi =-\frac{\pi }{3}=>\sqrt{3}R=Z_C-Z_L=>Z=2R[/tex]

U mạch không đổi => I = U/Z = [tex]\frac{0,1}{\sqrt{3}}[/tex]

=> Zc = [tex]200\sqrt{3}\Omega[/tex]

từ đây tìm được R = 150 ôm và ZL = [tex]50\sqrt{3}\Omega[/tex]  => ĐA: A







Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.