02:24:34 pm Ngày 26 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Phát biểu nào là đúng khi nói về ánh sáng đơn sắc?
Có nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ  phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không thể kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là:
Phương trình dao động của một vật có dạng  x=−Acosωt+π3cm.   Pha ban đầu của dao động là
Đối với dao động điều hoà, chu kỳ dao động là khoảng thời gian ngắn nhất để một trạng thái của dao động lặp lại như cũ. Trạng thái cũ ở đây bao gồm những thông số nào?
Quang phổ vạch phát xạ là quang phổ


Trả lời

Đề thi thử chuyên Hà Tĩnh lần 1 -2013

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đề thi thử chuyên Hà Tĩnh lần 1 -2013  (Đọc 3088 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
mrharrypotter
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 20
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 8


Email
« vào lúc: 02:06:11 am Ngày 01 Tháng Sáu, 2013 »

Câu 2: Chất điểm M chuyển động đều trên một đường tròn, P là hình chiếu của M trên một đường kính. Gọi vM và aM là tốc độ dài và độ lớn gia tốc của M; vP và aP là tốc độ và độ lớn gia tốc của P. Chọn kết luận đúng?
A) Khi P đến tâm đường tròn: aP = aM; khi P đến vị trí biên: vP = vM
B) Khi P đến tâm đường tròn: aP = aM và vP = vM.
C) Khi P đến vị trí biên: aP = aM và vP = vM.
D) Khi P đến vị trí biên: aP = aM; khi P đến tâm đường tròn: vP = vM.
Câu 26: Một con lắc gồm vật nặng có khối lượng m = 100g và lò xo có độ cứng k = 40N/m đang dao động điều hòa với biên độ A = 5,0cm trên mặt phẳng ngang. Trong khoảng thời gian từ khi vật đi từ vị trí biên đến khi vật tới vị trí cân bằng, xung lượng của lực đàn hồi có độ lớn là:
A. J = 0,16N.s.                   B. J = 0,12N.s.                 C. J = 0,10N.s.                      D. J = 0,079N.s.
Câu 28: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng: khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1,5 m. Nguồn S phát ra ánh sáng trắng có bước sóng từ 380 nm đến 760 nm. Vùng chồng lên nhau giữa quang phổ ánh sáng trắng bậc hai và bậc ba trên màn có bề rộng là: A. 0,380 mm.  B. 0,250 mm  C. 0,285 mm.  D. 0,760 mm.
Câu 30: Xét một con lắc lò xo được treo vào một điểm cố định và dao động điều hòa theo phương thẳng đứng quanh vị trí cân bằng O. Nếu chọn gốc thế năng đàn hồi ở vị trí lò xo có độ dài tự nhiên N thì cần chọn gốc thế năng trọng trường ở vị trí M nào để biểu thức tổng thế năng của vật có dạng W(t)=k.x^2/2 , với x là li độ của vật còn k là độ cứng của lò xo?  
A. M thỏa mãn để O nằm chính giữa M và N.       B. M trùng với N.
C. M trùng với O.                                               D. M nằm chính giữa O và N.  
Câu 40: Năng lượng trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô được tính E(n) = -13,6/(n^2)  eV. Một nguyên tử hiđrô có êlectron trên quỹ đạo N, chuyển về các trạng thái dừng có mức năng lượng thấp hơn, theo cách phát ra nhiều phôtôn nhất. Giá trị nào dưới đây là tần số của một trong các phôtôn đó ?   a) 457.10^6 MHz      b) 292.10^10 KHz          c) 617.10^6 MHz            d) 308.10^10 KHz
Mong thầy cô giải giúp em. em xin chân thành cảm ơn
« Sửa lần cuối: 12:53:04 pm Ngày 01 Tháng Sáu, 2013 gửi bởi Điền Quang »

Logged


Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 04:41:18 am Ngày 01 Tháng Sáu, 2013 »

Câu 2: Chất điểm M chuyển động đều trên một đường tròn, P là hình chiếu của M trên một đường kính. Gọi vM và aM là tốc độ dài và độ lớn gia tốc của M; vP và aP là tốc độ và độ lớn gia tốc của P. Chọn kết luận đúng?
A) Khi P đến tâm đường tròn: aP = aM; khi P đến vị trí biên: vP = vM
B) Khi P đến tâm đường tròn: aP = aM và vP = vM.
C) Khi P đến vị trí biên: aP = aM và vP = vM.
D) Khi P đến vị trí biên: aP = aM; khi P đến tâm đường tròn: vP = vM.

Gọi A là bán kính quỹ đạo của M . Do M chuyển động tròn đều nên ta có :

M luôn có gia tốc hướng tâm với độ lớn [tex]a_{M} = \omega ^{2} A[/tex] ; tốc độ : [tex]v_{M} = \omega A[/tex]

P dao động điều hòa với biên độ A nên khi P tâm đường tròn aP = 0 # aM . ( A và B là 2 kết luận sai ) ; khi P đến vị trí biên vP = 0 # vM => C là kết luận sai

Khi P đến vị trí biên: [tex]a_{P} = a_{M} = \omega ^{2} A[/tex] ; khi P đến tâm đường tròn:  [tex]v_{P} =v_{M} = \omega A[/tex]
 

Sau này em cố gắng đặt tiêu đề cho gọn


Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 04:48:28 am Ngày 01 Tháng Sáu, 2013 »


Câu 26: Một con lắc gồm vật nặng có khối lượng m = 100g và lò xo có độ cứng k = 40N/m đang dao động điều hòa với biên độ A = 5,0cm trên mặt phẳng ngang. Trong khoảng thời gian từ khi vật đi từ vị trí biên đến khi vật tới vị trí cân bằng, xung lượng của lực đàn hồi có độ lớn là:
A. J = 0,16N.s.                   B. J = 0,12N.s.                 C. J = 0,10N.s.                      D. J = 0,079N.s.
Hướng dẫn :
+ Tần số góc ...[tex]\omega = \sqrt{\frac{k}{m}}[/tex]

+ Xung của lực bằng độ biến thiên động lượng : [tex]J = m\omega A - 0 = A \sqrt{k.m}[/tex]

« Sửa lần cuối: 06:25:10 am Ngày 01 Tháng Sáu, 2013 gửi bởi Quang Dương »

Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 07:10:51 am Ngày 01 Tháng Sáu, 2013 »

Câu 30: Xét một con lắc lò xo được treo vào một điểm cố định và dao động điều hòa theo phương thẳng đứng quanh vị trí cân bằng O. Nếu chọn gốc thế năng đàn hồi ở vị trí lò xo có độ dài tự nhiên N thì cần chọn gốc thế năng trọng trường ở vị trí M nào để biểu thức tổng thế năng của vật có dạng W(t)=k.x^2/2 , với x là li độ của vật còn k là độ cứng của lò xo?  
A. M thỏa mãn để O nằm chính giữa M và N.       B. M trùng với N.
C. M trùng với O.                                               D. M nằm chính giữa O và N.
[tex]W_t=W_{hdan}+W_{dhoi}[/tex]
Xét vật tại VT x=0
==> [tex]Wt=0 ==>W_{hdan}+1/2 k.(\Delta Lo)^2=0[/tex]
==> [tex]mgh=-1/2 k.(\Delta Lo)^2=0[/tex]
==> [tex]h= -  1/2 (k/mg).(\Delta Lo)^2 = - (\Delta Lo)/2[/tex]
vậy vị trí x=0 cách mốc thế năng 1 đoạn [tex](\Delta Lo)/2[/tex] ==> mốc thế năng M là trung điểm ON
Trích dẫn
Câu 40: Năng lượng trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô được tính E(n) = -13,6/(n^2)  eV. Một nguyên tử hiđrô có êlectron trên quỹ đạo N, chuyển về các trạng thái dừng có mức năng lượng thấp hơn, theo cách phát ra nhiều phôtôn nhất. Giá trị nào dưới đây là tần số của một trong các phôtôn đó ?   a) 457.10^6 MHz      b) 292.10^10 KHz          c) 617.10^6 MHz            d) 308.10^10 KHz
Mong thầy cô giải giúp em. em xin chân thành cảm ơn
1 nguyên tử mà từ mức n nhảy về mức cơ bản chì có thể nhảy theo kiểu bậc thang là phát nhiều photon nhất ==> tần số lớn nhất ứng với f21 ==> E2-E1=hf21 ==> f21=(13,6(1-1/4)*|e|)/h


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.