06:54:10 am Ngày 27 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Trong mạch LC lí tưởng đang có dao động điện từ điều hòa với biểu thức điện áp trên tụ điện là u = 5cos(103t +π6) (V). Tính từ thời điểm ban đầu, t = 0, điện áp tức thời trên tụ điện có giá trị 2,5V lần 6 tại thời điểm
Từ không khí, chiếu chùm sáng hẹp (coi như một tia sáng) gồm hai bức xạ đơn sắc màu đỏ và màu tím tới mặt nước với góc tới 53° thì xảy ra hiện tượng phản xạ và khúc xạ. Biết tia khúc xạ màu đỏ vuông góc với tia phản xạ, góc giữa tia khúc xạ màu tím và tia khúc xạ màu đỏ là 0,5°. Chiết suất của nước đối với tia sáng màu tím là
Catôt của tế bào quang điện có công thoát 1,5 eV, được chiếu bởi bức xạ đơn sắc λ. Lần lượt đặt vào tế bào, điện áp UAK=3V  và U'AK=15V, thì thấy vận tốc cực đại của electron khi đập vào anốt tăng gấp đôi. Giá trị của  λ là:
Ở một nơi trên mặt đất, hai con lắc đơn có chiều dài l và l+45 cm cùng được kích thích để dao động điều hòa. Chọn thời điểm ban đầu là lúc dây treo hai con lắc đều có phương thẳng đứng. Khi độ lớn góc lệch dây treo của một con lắc so với phương thẳng đứng là lớn nhất lần thứ ba thì con lắc còn lại ở vị trí có dây treo trùng với phương thẳng đứng lần thứ hai (không tính thời điểm ban đầu). Giá trị của l là A. 90 cm. B. 125 cm. C. 80 cm. D. 36 cm.


Trả lời

Bài tập khó về chuyển động cần giải đáp

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài tập khó về chuyển động cần giải đáp  (Đọc 2906 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
kunkute
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 56
-Được cảm ơn: 4

Offline Offline

Bài viết: 77


Email
« vào lúc: 12:27:18 pm Ngày 18 Tháng Giêng, 2013 »

Vật nhỏ m(khối lượng 0,2kg) đắt cách vật M(khối lượng 0,3kg) 3,75cm như hình vẽ.Lò xo có độ cứng 200N/m.Thả nhje cho vật m rơi xuống .Va chạm giữa 2 vật là va chạm mềm.Lấy g=10m/s^2.Chọn trục tọa độ thẳng đứng hướng lên.Gốc tọa độ là vị trí cân bằng của hệ.Gốc tọa dộ là thời điểm ngay sau khi va chạm.Viết pt chuyển động của hệ sau va chạm.


Logged


kunkute
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 56
-Được cảm ơn: 4

Offline Offline

Bài viết: 77


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 12:34:46 pm Ngày 18 Tháng Giêng, 2013 »

2.Hai vật cùng khối lượng m=0,5kg đứng yên trên mặt sàn nhẵn nằm ngang,chúng đk nối với nhau bằng một lò xo nhẹ,có chiều dài tự nhiên là 30cm và độ cứng là 16N/m.Các vật đồng thời được cấp vận tốc [tex]v_{0}[/tex]=0,36m/s hướng tới một bức tường .Vật bên phải va chạm tuyệt đối đàn hồi với tường:
a,Xđ độ nén lớn nhất của lò xo trong quá trình va chạm.
b,Sau va chạm với tường ,sau bao lâu thì 2 vật gần nhau nhất
c,Sau đó hệ còn xảy ra va chạm với tường nữa không?Các vật sẽ chuyển động như thế nào sau thời gian đủ lâu?
d,Tìm độ thay đổi động lượng của hệ sau khi tất cả các va chạm đã xảy ra.[tex]v_{0}[/tex]


Logged
kunkute
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 56
-Được cảm ơn: 4

Offline Offline

Bài viết: 77


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 11:17:30 pm Ngày 20 Tháng Giêng, 2013 »

Không có ai giúp em sao.Sad.


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 12:22:50 am Ngày 21 Tháng Giêng, 2013 »

Vật nhỏ m(khối lượng 0,2kg) đắt cách vật M(khối lượng 0,3kg) 3,75cm như hình vẽ.Lò xo có độ cứng 200N/m.Thả nhje cho vật m rơi xuống .Va chạm giữa 2 vật là va chạm mềm.Lấy g=10m/s^2.Chọn trục tọa độ thẳng đứng hướng lên.Gốc tọa độ là vị trí cân bằng của hệ.Gốc tọa dộ là thời điểm ngay sau khi va chạm.Viết pt chuyển động của hệ sau va chạm.
+ Giai đoạn 1: vật rơi tự do đến vật với vận tốc : [tex]v=\sqrt{2g.h}[/tex]
+ giai đoạn 2: va chạm mềm ==> vận tốc hệ lúc sau: [tex]v'=m.v/(m+M)[/tex]
+ Sau va chạm 2 vật dao động điều hòa (cách CM thầy nghĩ có lẽ L10 chưa học nhé, do vậy mọi người ngại trả lời)
thôi thì em chấp nhận hay tìm thêm SGK L12 mà coi
* [tex]\omega = \sqrt{\frac{k}{(M+m)}}[/tex]
==> [tex]v'=A.\omega ==> A[/tex]
==> Phương trình có dạng [tex]x=Acos(\omega.t+\pi/2)[/tex]


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 12:25:12 am Ngày 21 Tháng Giêng, 2013 »

2.Hai vật cùng khối lượng m=0,5kg đứng yên trên mặt sàn nhẵn nằm ngang,chúng đk nối với nhau bằng một lò xo nhẹ,có chiều dài tự nhiên là 30cm và độ cứng là 16N/m.Các vật đồng thời được cấp vận tốc [tex]v_{0}[/tex]=0,36m/s hướng tới một bức tường .Vật bên phải va chạm tuyệt đối đàn hồi với tường:
a,Xđ độ nén lớn nhất của lò xo trong quá trình va chạm.
b,Sau va chạm với tường ,sau bao lâu thì 2 vật gần nhau nhất
c,Sau đó hệ còn xảy ra va chạm với tường nữa không?Các vật sẽ chuyển động như thế nào sau thời gian đủ lâu?
d,Tìm độ thay đổi động lượng của hệ sau khi tất cả các va chạm đã xảy ra.[tex]v_{0}[/tex]
bài này có trong quyển olympic 2010, em có thể tìm xem thêm, thầy không nhớ chắc cách giải nên không dám hướng dẫn em, đây là 1 bài khó về hiện tượng vật lý đó em.


Logged
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 12:12:13 pm Ngày 05 Tháng Hai, 2013 »

2.Hai vật cùng khối lượng m=0,5kg đứng yên trên mặt sàn nhẵn nằm ngang,chúng đk nối với nhau bằng một lò xo nhẹ,có chiều dài tự nhiên là 30cm và độ cứng là 16N/m.Các vật đồng thời được cấp vận tốc [tex]v_{0}[/tex]=0,36m/s hướng tới một bức tường .Vật bên phải va chạm tuyệt đối đàn hồi với tường:
a,Xđ độ nén lớn nhất của lò xo trong quá trình va chạm.
b,Sau va chạm với tường ,sau bao lâu thì 2 vật gần nhau nhất
c,Sau đó hệ còn xảy ra va chạm với tường nữa không?Các vật sẽ chuyển động như thế nào sau thời gian đủ lâu?
d,Tìm độ thay đổi động lượng của hệ sau khi tất cả các va chạm đã xảy ra.[tex]v_{0}[/tex]

Xem thời gian va chạm của vật 1 với tường là rất bé có thể bỏ qua

a. Vì vật bên phải va chạm tuyệt đối đàn hồi với tường nên ngay sau va chạm nó thu được vận tốc có độ lớn 0,36m/s nhưng ngược với chiều cũ. Lúc này động lượng của hệ = 0 nên khi chúng tiến lại gần nhau nhất toàn bộ động năng của hệ hai vật chuyển hóa thành thế năng của lò xo

[tex]\frac{1}{2}k\Delta l^{2} = 2\frac{1}{2}mv_{0}^{2}\Rightarrow \Delta l[/tex]

b. Trong giai đoạn chưa va chạm lại với tường ( nếu có ) khối tâm của hệ đứng yên nên ta có thể xem mỗi vật được gắn vào một lò xo có độ cứng 2k. Vậy thời gian cần tìm chính là khoảng thời gian vật đi từ VTCB đến vị trí biên ( v = 0 ) - Là một phần tư chu kì :

[tex]\Delta t = \frac{1}{4} 2\pi \sqrt{\frac{m}{2k}}[/tex]

c. Kể từ lúc vật 1 va chạm với tường lần đầu cho đến lúc nó trở lại bức tường với tốc độ 0,36m/s là nửa chu kì , vật này va chạm lần hai với tường và thu được vận tốc 0,36m/s hướng ra xa tường. Lúc này vật 2 cũng có vận tốc 0,36m/s hướng ra xa tường nên khôi tâm của hệ có vận tốc 0,36m/s hướng ra xa tường

Gắn hqc vào khối tâm của hệ ta có hai vật DĐĐH với biên độ được xác định bởi : [tex]\frac{1}{2} 2kA^{2} = \frac{1}{2}mv_{0}^{2}\Rightarrow A\approx 4,5cm[/tex]

Trong thời gian 3/4 chu kì khối tâm hệ di chuyển được một khoảng : [tex]S = v_{0}\frac{3}{4}2\pi \sqrt{\frac{m}{2k}}\approx 21 cm[/tex] - Nghĩa là không có va chạm lần thứ ba với tường

Vậy cuối cùng hai vật DĐDH trong hqc chuyển động đều với vận tốc 0,36m/s hướng ra xa tường

d. Động lượng ban đầu của hệ : [tex]p = 2mv_{0}[/tex]

Động lượng lúc cuối của hệ [tex]p' = - 2mv_{0}[/tex]

Độ biến thiên động lượng : [tex]\Delta p = p' - p = - 4mv_{0}[/tex]







Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.