04:41:55 am Ngày 24 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Máy biến áp hoạt động dựa trên hiện tượng
Tần số lớn nhất của chùm tia Rơn-ghen phát ra từ một ống Rơn-ghen dài $$1,5.10^{18}Hz$$. Coi động năng của electron lúc rời ca-tốt không đáng kể. Động năng cực đại của các eletron ngay trước khi đập vào đối ca-tốt là:
Trong thí nghiệm giao thoa khe Y-âng, khe S đồng thời phát ra 3 ánh sáng đơn sắc có bước sóng tương ứng λ1=0,4μm,λ2=0,48μm,λ3=0,64μm. Trên màn, trong khoảng giữa hai vân sáng có màu liên tiếp cùng màu vân trung tâm quan sát thấy số vẫn sáng không phải đơn sắc là
Tại cùng một nơi trên Trái đất, con lắc đơn có chiều dài ℓ1 dao động với chu kì 5 s, con lắc đơn có chiều dài ℓ2 dao động với chu kì 3 s. Tại nơi đó, con lắc đơn có chiều dài ℓ3 = ℓ1 ‒ ℓ2 dao động với chu kì là
Đặc điểm nào sau đây không phải của sóng cơ


Trả lời

Vài bài sóng cơ cần mọi người giúp đỡ

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vài bài sóng cơ cần mọi người giúp đỡ  (Đọc 3182 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
thpt_hda
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 13
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 18


Email
« vào lúc: 08:07:46 pm Ngày 27 Tháng Tám, 2012 »

1.Trên mặt thoáng của 1 chất lỏng có 2 nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20cm, dđ theo phương thẳng đứng vs pt lần lượt là [tex]u_{A}=2cos40\Pi t[/tex] và [tex]u_{B}=2cos(40\Pi t+\Pi )[/tex] ( u tính bằng mm, t=s).Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30cm/s.Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng CL.Số điểm dđ vs biên độ cực đại trên chu vi hình vuông
đó là
A.27
B.26
C.52
D.54

2/  2 nguồn [tex]0_{1}[/tex] và [tex]0_{2}[/tex] gây ra 2 sóng dđ vuông góc vs mp chất lỏng có pt [tex]u_{1}=u_{2}=acos\omega t[/tex].Bước sóng [tex]\lambda[/tex]=0,8cm
Một điểm M trên mặt chất lỏng cách 2 nguồn những đoạn [tex]d_{1}[/tex]=7cm và [tex]d_{2}[/tex]=8cm
So sánh pha dđ của M vs 2 nguồn








Logged


Trịnh Minh Hiệp
Giáo viên Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +31/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 45
-Được cảm ơn: 723

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 873



WWW Email
« Trả lời #1 vào lúc: 11:24:07 pm Ngày 27 Tháng Tám, 2012 »

Câu 1:
+ Ta có: [tex]\lambda = \frac{v}{f} = 1,5 cm[/tex]
+ Số điểm dao động cực đại trên chu vi hình vuông chính là số điểm thuộc 4 cạnh của hình vuông
+ Vì hai nguồn ngược pha nên số điểm dao động cực thuộc AB là: [tex]-\frac{AB}{\lambda }-0,5 < k < \frac{AB}{\lambda }+ 0,5 \Rightarrow k = -13,..12[/tex] => có 26 điểm dao động cực đại trên AB => có 26 đường cực đại thuộc đoạn trong AB, 26 đường đó sẽ cắt hình vuông tại 52 diểm. Vậy có 52 điểm thuộc chu vi hình vuông
Câu 2: Áp dụng công thức tính độ lệch pha: [tex]\Delta \varphi = 2\pi \frac{d}{\lambda}[/tex]



Logged

Lãng tử xa quê lòng nhớ mẹ.
Anh hùng lận đận nỗi thương cha...!
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 11:32:06 pm Ngày 27 Tháng Tám, 2012 »

1.Trên mặt thoáng của 1 chất lỏng có 2 nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20cm, dđ theo phương thẳng đứng vs pt lần lượt là [tex]u_{A}=2cos40\Pi t[/tex] và [tex]u_{B}=2cos(40\Pi t+\Pi )[/tex] ( u tính bằng mm, t=s).Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30cm/s.Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng CL.Số điểm dđ vs biên độ cực đại trên chu vi hình vuông
đó là
A.27
B.26
C.52
D.54
2 nguồn ngược pha ĐK điểm cực đại là [tex]d1-d2=(k+1/2).\lambda[/tex]
+ Tim số cực đại trện MN là [tex]MA-MB<(k+0,5)\lambda<NA-NB ==> -6,022<k<5,022[/tex] ==> có 12 cực đại
+ Tìm số cực đại trên AB là [tex]-AB<(k+0,5)\lambda<AB ==> -13,8 < k < 12,3[/tex] ==> có 26 cực đại
+ trên AM và BN có (26-12)/2=7 dao động
Vậy trên chu vi có tổng cộng 12+26+14=52 CĐ


Logged
Nguyễn Tấn Đạt
Vật lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +50/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 63
-Được cảm ơn: 885

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1029



Email
« Trả lời #3 vào lúc: 11:17:20 am Ngày 28 Tháng Tám, 2012 »

2/  2 nguồn [tex]0_{1}[/tex] và [tex]0_{2}[/tex] gây ra 2 sóng dđ vuông góc vs mp chất lỏng có pt [tex]u_{1}=u_{2}=acos\omega t[/tex].Bước sóng [tex]\lambda[/tex]=0,8cm
Một điểm M trên mặt chất lỏng cách 2 nguồn những đoạn [tex]d_{1}[/tex]=7cm và [tex]d_{2}[/tex]=8cm
So sánh pha dđ của M vs 2 nguồn

pt sóng tại M là: [tex]u_M=2acos\left[\frac{\pi }{\lambda }(d_2-d_1) \right]cos\left[\omega t-\frac{\pi }{\lambda }(d_1+d_2) \right][/tex]

thay số vào trước biên độ M có dấu "-", nên pha ban đầu của M là [tex]\varphi _M=-\frac{15\pi }{0,8}+\pi =-17,75\pi =18\pi -0,25\pi =-\frac{\pi }{4}[/tex]

vậy độ lệch pha giữa M và nguồn là [tex]\Delta \varphi =-\frac{\pi }{4}-0=-\frac{\pi }{4}[/tex]



Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.