03:59:09 pm Ngày 25 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Một lò xo đồng nhất, tiết diện đều được cắt thành ba lò xo có chiều dài tự nhiên lần lượt là l   cm , l-10cm , l-20cm . Gắn lần lượt ba lò xo theo thứ tự trên với vật khối lượng m thì được ba con lắc lò xo có chu kì tương ứng là 2s,3s,T s . Biết độ cứng của các lò xo tỉ lệ nghịch với chiều dài tự nhiên của nó. Giá trị của T gần đúng là.
Trên mặt phẳng nằm ngang nhẵn có hai con lắc lò xo. Các lò xo có cùng độ cứng k = 50 N/m. Các vật nhỏ A và B có khối lượng lần lượt là m và 4 m. Ban đầu, A và B được giữ ở vị trí sao cho hai lò xo đều bị dãn 8 cm. Đồng thời thả nhẹ để hai vật dao động điều hòa trên hai đường thẳng vuông góc với nhau đi qua giá I cố định (hình vẽ). Trong quá trình dao động, lực đàn hồi tác dụng lên giá I có độ lớn nhỏ nhất là
Hiệu điện thế giữa 2 đầu một đoạn mạch điện xoay chiều và cường độ dòngđiện qua mạch lần lượt có biểu thức là: $$i = 4\sqrt 2 \cos (100\pi t -{\pi \over 2})(A)$$ và $$u = 100\sqrt 2 \cos (100\pi t - {\pi \over6})(V)$$ . Công suất tiêu thụ của mạch là:
Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 40 N/m, quả cầu nhỏ có khối lượng m đang dao động tự do với chu kì T = 0,1π s. Khối lượng của quả cầu
Một sóng âm truyền trong không khí, các đại lượng: biên độ sóng, tần số sóng, vận tốc truyền sóng, bước sóng; đại lượng nào không có hệ thức liên hệ với các đại lượng còn lại là


Trả lời

Thủ khoa 30 điểm ĐH Y dược TP.HCM (2012)

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thủ khoa 30 điểm ĐH Y dược TP.HCM (2012)  (Đọc 1924 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« vào lúc: 12:34:14 am Ngày 30 Tháng Bảy, 2012 »

Hy vọng những tấm gương này tạo thêm động lực học tập cho các em, nhất là các em 95.

Đi tìm chìa khóa cho chính mình

Ngày 28-7, Trường ĐH Y dược TP.HCM đã công bố điểm thi. Thí sinh Nguyễn Kim Phượng, SBD 18362 (học sinh Trường THPT chuyên Thăng Long, Lâm Đồng) đạt điểm tuyệt đối với 30 điểm.

Nguyễn Kim Phượng với chồng sách dùng luyện thi tốt nghiệp và đại học, chỉ toàn sách giáo khoa - Ảnh: Mai Vinh

Khi chúng tôi thông báo tin vui, bà Nguyễn Thị Kim Tuyên, mẹ học sinh Nguyễn Kim Phượng, chỉ biết cười bởi bà không tin rằng con bà có thể đậu thủ khoa với mức điểm tuyệt đối: “Con bé ham chơi lắm, làm sao có thể làm được chuyện ấy!”.

Phượng ngập ngừng thổ lộ: “Em không phải là người học giỏi nhất trường, nhất lớp - tin vui ấy quá lớn. Suốt những năm học cấp III, chỉ một lần em thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Trong suy nghĩ của em, thủ khoa phải là người có nhiều thành tích xuất sắc hơn. Mỗi ngày ở nhà em tự học bốn giờ, đi học thêm ba giờ và chỉ học thêm hai môn hóa và sinh. Khi học trên trường thì em tập trung tối đa, dành thời gian nhiều cho những môn mình thích, tập trung hỏi thêm những câu mà mình quan tâm. Buổi tối thì 8g30 em đã đi ngủ rồi!”. Ở câu chuyện kể về mình, Phượng thú nhận mình là người mê chơi: chơi game, xem phim, lướt web! Thời gian giải trí của Phượng đơn giản là khoảng trống giữa những giờ học. Lúc ấy cô bé có thể nhởn nhơ trong góc riêng của những trò game đơn giản, những trang web chứa danh mục các phim hoạt hình...

Nhưng có một điều Phượng khẳng định rất chắc chắn: “Em là người xác định nhiệm vụ rất rõ ràng, lúc học cấp II thì em muốn vào trường chuyên. Khi vào trường chuyên, em nhắm đến cánh cửa một trường đại học mà em thích. Cứ thế, em luôn mang theo mục tiêu trong hành trình của mình”. Đó cũng là lý do vì sao Phượng không tham gia thêm bất kỳ một cuộc thi học sinh giỏi. Kinh nghiệm của lần thi học sinh giỏi đầu tiên em rút ra được là: “Để có một danh hiệu khiến em mất quá nhiều thời gian ôn luyện, trong khi em cần thời gian rảnh rỗi để học tốt chương trình giáo khoa, luyện các bài tập thi đại học khó từ trước đến nay và xem các phim, các website có liên quan đến lĩnh vực học tập mà mình quan tâm”.

Phượng luôn duy trì tổng lượng thời gian học trên trường và ở nhà khoảng bảy giờ một ngày. Mẹ em nói: “Tôi không hài lòng và cho rằng thời gian học vậy là ít. Con bé đã thuyết phục tôi rằng những điều cần thiết đã làm xong bằng kết quả học tập, hãy để cho con một ít thời gian để làm những điều mà mình thích”.

Phượng cho biết mình cực ghét những bài tập có sẵn lề lối. Cô Phùng Thị Hảo, giáo viên dạy thêm môn hóa mà Phượng thân thiết, khẳng định điều này. Cô Hảo kể: “Phượng tiếp thu các bài tập có sẵn công thức giải rất nhanh nhưng em không xem đó là thế mạnh. Em thích tiếp cận những bài tập đòi hỏi tính suy luận cao. Có lẽ đây là cách khiến em chưa bao giờ là học sinh giỏi nhất nhưng lại là học sinh đặc biệt khiến bạn bè phải nể”. Trước nhận xét của cô Hảo, Phượng trả lời rất gọn gàng: “Em thích đi tìm chìa khóa hơn là nhận chìa khóa từ người khác”.

“Em nghĩ em đậu ĐH vì đề thi đối với em là dễ nhưng em chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đạt kết quả tuyệt đối!”. Hình như với cô nữ sinh ít nói này, mọi thứ đều đơn giản. Cô không thích lên báo vì sợ người ta sẽ nói “quá lên” về mình. Đối với cô, việc đạt được mục đích vào ĐH gần như là “điều phải làm”, việc lựa chọn thi vào trường chuyên ngày xưa cũng là vì “mẹ thích”, việc chọn ngành răng hàm mặt vì cô nghĩ nó phát triển được ở Đà Lạt.

MAI VINH - NGUYỄN NGHĨA

Nguồn: Báo Tuổi Trẻ


Logged



Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.