11:39:27 pm Ngày 23 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Hạt nhân triti (T) và đơteri (D) tham gia phản ứng nhiệt hạch sinh ra hạt α và hạt nơtron. Cho biết độ hụt khối của hạt nhân triti là ∆mT=0,0087u; của hạt nhân đơteri là ∆mD=0,0024u; của hạt nhân α là ∆mα=0,0305u;1u=931MeV/c2. Năng lượng tỏa ra từ phản ứng trên là
Xét thí nghiệm giao thoa sóng nước,hai nguồn dao động theo phương vuông góc với mặt nước, cùng biên độ, cùng pha, cùng tần số 40 Hz được đặt tại hai điểm S1 và S2. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 80 cm/s. Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm cực đại giao thoa trên đoạn thẳng S1S2 là
Một vật dao động điều hòa theo phương trình x=Acos2πTt+φ.Khoảng thời gian kể từ lúc vật đi qua vị trí có tọa độ A2 theo chiều dương đến lúc vật đạt vận tốc cực đại lần đầu tiên là:
Đặt điện áp u=U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp có điệnt rở R, cảm kháng ZL, dung kháng ZC, tổng trở R. Điện áp tức thời giữa hai đầu điệnt rở, giữa hai đầu cuộn cảm và giữa hai đầu tụ điện lần lượt là uR, uL và uC. Cường độ dòng điện tức thời i trong đoạn mạch bằng:
Cấu hình electron của X là 1s22s22p63s23p4. Nhận xét nào sau đây đúng 


Trả lời

Bài tập: Điện tích-DLCoulomb

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài tập: Điện tích-DLCoulomb  (Đọc 6040 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Đậu Nam Thành
Vật lí
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +21/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 73
-Được cảm ơn: 610

Offline Offline

Bài viết: 994


Email
« vào lúc: 11:17:49 am Ngày 08 Tháng Bảy, 2012 »

Một số bài tập Điện tích - ĐL Coulomb cho các em HS lớp 11 học hè

Câu 1:Người ta làm nhiễm điện cho một thanh kim loại bằng cách hưởng ứng. Sau khi nhiễm điện thì số êlectron trong thanh kim loại sẽ
A. không đổi   B. giảm.       C. tăng    D. lúc đầu tăng, lúc sau giảm dần
Câu 2:Cho ba điện tích q1,q2, q3 đặt gần nhau. Biết lực do điện tích q1 tác dụng lên q3 có độ lớn F13 = 5N, lực do điện tích q2 tác dụng lên q3 có độ lớn điện tích F23 = 7N. Lực tổng hợp do hai điện tích q1 và q2 tác dụng lên q3 không thể có giá trị nào sau đây
A. F = 2 (N).   B. F = 7 (N).   C. F = 12 (N).   D. F = 13 (N).
Câu 3:Có hai điện tích  q1 = + 2.10^-6 (C), q2 = - 2.10^-6 (C), đặt tại hai điểm A, B trong chân không và cách nhau một khoảng 6 (cm). Một điện tích q3 = + 2.10-6 (C), đặt trên đương trung trực của AB, cách AB một khoảng 4 (cm). Độ lớn của lực điện do hai điện tích q1 và q2 tác dụng lên điện tích q3 là:
A. F = 28,80 (N).   B. F = 17,28 (N).   C. F = 20,36 (N).   D. F = 14,40 (N).
Câu 4:Một vật mang điện tích có thể nhiễm điện cho vật khác mà không cần chạm vào nó.Quá trình này gọi là sự nhiễm điện do
A. hưởn ứng   B. truyền dẫn   C. tiếp xúc         D. cọ xát
Câu 5:Điện tích của một vật nhiễm điện có độ lớn nào sau đây
A. 72.10-^20C   B. 6,4.10^-19C   C. 88.10^-20C   D. 10,4.10^-19C
Câu 6: Cho hai điện tích điểm q1 = 4microC và q2 =9microC   đặt tại hai điểm A và B trong chân không cách nhau AB = 1m.Xác định vị trí M để đặt điện tích q0 tại đó lực điện tổng hợp tác dụng lên nó bằng không
A. 4cm       B. 0,4cm        C. 0,4m              D. 4m
Câu 7:Muốn một vật mang điện tích q = 4,8.10-19C thì phải lấy đi bao nhiêu hạt êlectron
A. 1,6.10^-19   B. 2        C. 6,3.10^-18            D. 3
Câu 8: Một điện tích điểm q và một điện tích điểm 2q đặt cách nhau r.Nếu lực tác dụng lên điện tích 2q có độ lớn là F thì lực tác dụng lên điện tích q là
A. F/4   B. F/2   C. F   D. 2F  
Câu 9:Người ta cần tích điện +3.10-6C cho một quả cầu bằng đồng 2g. Tính tỉ số giữa số e lấy ra so với toàn bộ e có trong quả cầu đồng để có điện tích như trên. Sau đó đặt quả cầu đồng nói trên gần hai quả cầu đồng có điện tích +7.10-6C và +5.10-6C để tạo thành một tam giác đều cạnh 9cm. Tìm lực điện tổng hợp tác dụng lên quả cầu đồng +3.10-6C.
Câu 10: Bốn vật kích thước nhỏ A,B,C,D nhiễm điện. Vật A hút vật B nhưng đẩy vật C, vật C hút vật D. Biết A nhiễm điện dương. Chọn đáp án đúng
   A. B âm, C âm, D dương         B. B âm, C dương, D dương
   C. B âm, C dương, D âm         C. B dương, C âm, D dương
Câu 11: Bốn quả cầu kim loại A,B,C,D kích thước giống nhau mang điện tích +2,3microC ,-246.10^-7C ,-5,9microC  ,+3,6.10^-5C .Cho 4 quả cầu đồng thời tiếp xúc nhau sau đó tách chúng ra.Tìm điện tích quả cầu D
Câu 12: Cho hai quả cầu nhỏ trung hòa điện cách nhau 40cm. Giả sử bằng cách nào đó có 4.10^12 electron từ quả cầu này di chuyển sang quả cầu kia. Khi đó chúng hút nhau hay đẩy nhau một lực bằng bao nhiêu?
Câu 13: Hai quả cầu kim loại nhỏ tích điện 5microC và -3microC  kích thước giống nhau cho tiếp xúc với nhau rồi đặt trong chân không cách nhau 5cm. Tính lực tương tác giữa chúng sau khi tiếp xúc
Câu 14: Hai quả cầu kích thước giống nhau cách nhau một khoảng 20cm hút nhau một lực 4mN. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi lại đặt cách nhau với khoảng cách cũ thì chúng đẩy nhau một lực 2,25mN. Tính điện tích ban đầu của chúng
Câu 15: Hai quả cầu nhỏ giống nhau có điện tích Q1 và Q2 ở cách nhau khoảng R đẩy nhau một lực F1, khi tiếp xúc nhau rồi lại đặt ở khoảng cách cũ thì chúng sẽ :
A. Đẩy nhau bởi F < F1                   B. Hút nhau với F > F1
C. Đẩy nhau với F > F1                   D. Hút nhau với F < F1
Câu 16: Cho ba điện tích q1,q2, q3 đặt gần nhau. Biết lực do điện tích q1 tác dụng lên q3 có độ lớn F13 = 3N, lực do điện tích q2 tác dụng lên q3 có độ lớn điện tích F23 = 5N. Lực tổng hợp do hai điện tích q1 và q2 tác dụng lên q3 nhận giá trị nào sau đây
A. F = 1 (N).   B. F = 5 (N).   C. F = 9 (N).   D. F = 13 (N).
Câu 17: Có hai điện tích  q1 = + 2.10^-6 C, q2 = - 2.10^-6C, đặt tại hai điểm A,B trong chân không và cách nhau một khoảng 6cm. Một điện tích q3 = + 2.10-6C, đặt trên đương trung trực của AB, cách AB một khoảng y(cm). Tìm y để lực điện tổng hợp tác dụng lên q3 đạt cực đại
A. 0cm.   B. 2cm.   C. 4cm.   D. 6cm
Câu 18: Cho điện tích q1 = + 2.10-6 C đặt cố định tại điểm A trong chân không. Tìm tập hợp các vị trí đặt điện tích q2 = - 2.10^-6C để lực tương tác giữa chúng là 36.10^-3N
A.q2 nằm trên nửa đường thẳng nối hai điện tích và cách q1 một đoạn 1m
B.q2 nằm trên đường thẳng nối hai điện tích và cách q1 một đoạn 1m
C.q2 nằm trên đường tròn có tâm là q1 và có bán kính là 1m
D.q2 nằm trên mặt cầu có tâm là q1 và có bán kính là 1m
Câu 19: Nếu nguyên tử đang thừa – 1,6.10^-19 C điện lượng mà nó nhận được thêm 2 electron thì nó
A. sẽ là ion dương.         B. vẫn là 1 ion âm.
C. trung hoà về điện.         D. có điện tích không xác định được.
Câu 20: Phải phân bố điện tích Q = 3,2.10-19C, cho hai quả cầu bằng đồng chưa tích điện, đặt cách nhau một khoảng r trong chân không như thế nào để lực đẩy giữa chúng cực đại?
Câu 21: Hai quả cầu nhỏ kim loại giống hệt nhau mang điện q1 và q2 đặt trong chân không cách nhau 20cm hút nhau một lực 5.10^-7N. Đặt vào giữa hai quả cầu một tấm thủy tinh dày d = 5cm có hằng số điện môi e=9  thì lực tương tác giữa hai quả cầu lúc này là bao nhiêu?
« Sửa lần cuối: 11:26:16 am Ngày 08 Tháng Bảy, 2012 gửi bởi ngulau211 »

Logged



Tất cả vì học sinh thân yêu
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.