12:03:02 am Ngày 27 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Một vật có mômen quán tính I=0,27(kg.m2) quay đều 10 ( vòng ) trong 1,8(s). Tính momen động lượng của vật ?
Một sóng ngang được mô tả bởi phương trình u=u0sin2πft-xλcm. Vận tốc dao động cực đại của phần tử môi trường lớn gấp 4 lần vận tốc truyền sóng khi
Chiếu một bức xạ có bước sóng 0,18μm vào catốt của một tế bào quang điện có giới hạn quang điện là 0,3μm. Để cho không có electron nào đến được anốt thì hiệu điện thế UAK phải thoả mãn điều kiện nào? Cho điện tích của electrone =-1,6.10-16C, hằng số Flăng h=6,625.10-34J.s; c=3.108m/s.
Trong một buổi hòa nhạc, khi dùng 10 chiếc kèn đồng thì tại chỗ của một khán giả đo dược mức cường độ âm 50 dB. Hỏi phải dùng bao nhiêu chiếc kèn đồng để tại chỗ khán giả đó có mức cường độ âm là 60 dB?
Một khung dây có diện tích 5cm2 gồm 50 vòng dây. Đặt khung dây trong từ trường đều có cảm ứng từ B và quay khung theo mọi hướng. Từ thông qua khung có giá trị cực đại là 5.10-3Wb. Cảm ứng từ B có giá trị nào ?


Trả lời

Chuỗi bài va chạm và tắt dần khó!

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: chuỗi bài va chạm và tắt dần khó!  (Đọc 3670 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
vengefulspirit2611
Cựu học sinh_Tân sinh viên
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +2/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 104
-Được cảm ơn: 44

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 154


Khóc Vô Lệ


Email
« vào lúc: 07:56:11 am Ngày 21 Tháng Sáu, 2012 »

Nhờ mọi người giúp em chuỗi bài này.Đây là 2 bài đầu tiên  Cheesy còn 1 vài bài nữa khá hay.Mong mọi người giúp đỡ
em cảm ơn nhiều  :x  :x

Câu 1. 1 con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng k=100N/m một đầu cố định đầu kia gắn với m1 =1kg.Ban đầu giữ vật m1 tại vị trí mà lò xo bị nén 8cm, đặt vật nhỏ m2 = 2kg trên mặt phẳng nằm ngang cách vật m1 1 khoảng 15cm.Buông nhẹ m1 vật bắt đầu chuyển động theo phương của trục lò xo.Coi va chạm là hoan toàn xuyên tam và đàn hồi.Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,01.Ở thời điểm lò xo có chiều dài cực tiểu thì khoảng cách giữa 2 vật m1 và m2 là bao nhiều?Lấy g = 10m/s2
A. 20,3cm              B. 21,4 cm              C. 22,5cm            D. 23,6cm


Câu 2. 1 con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nhỏ có m1 = 0,2kg và lò xo có độ cứng k=20N/m.Ban đầu giữ vật m1 sao cho lò xo bị nén, đặt vật nhỏ m2=m1 tại vị trí cân bằng O của lò xo.Buông nhẹ để m1 bắt đầu chuyển động dọc theo phương của trục lò xo đến va chạm hoàn toàn đàn hồi với vật m2 thì thấy m2 đi được quãng đường 4cm rồi dừng lại.Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,1.Lấy g=10m/s2.Tính khoảng cách 2 vật trước khi buông tay?
A. 2cm               B. 3cm              C. 4cm                D. 5cm


Logged


Xitrum0419
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 49
-Được cảm ơn: 13

Offline Offline

Bài viết: 87


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 10:36:43 am Ngày 21 Tháng Sáu, 2012 »

mình cũng có một bài khó post luôn nhé


1 con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng ngang có k=10N/m có 1 đầu cố định, đầu kia gắn với m1= 200g. Ban đầu giữ m1 tại vị trí Lò xo nén 5cm, đặt vật m2=200g cách m1 khoảng 8cm. Hệ số ma sát là 0.05. Tại cùng một thời điểm thả m1 và bắn m2 vào m1. Hỏi vận tốc m2 là bao nhiêu để sau lần va chạm đầu tiên m1 không còn dao động nữa. Coi va chạm là hoàn toàn đàn hồi.


Logged
traugia
Học sinh 12
Lão làng
*****

Nhận xét: +8/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 17
-Được cảm ơn: 451

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 552


TA ĐÃ TRỞ LẠI ! VÀ CÒN ĂN HẠI HƠN XƯA


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 11:49:03 am Ngày 21 Tháng Sáu, 2012 »

Câu 1. 1 con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng k=100N/m một đầu cố định đầu kia gắn với m1 =1kg.Ban đầu giữ vật m1 tại vị trí mà lò xo bị nén 8cm, đặt vật nhỏ m2 = 2kg trên mặt phẳng nằm ngang cách vật m1 1 khoảng 15cm.Buông nhẹ m1 vật bắt đầu chuyển động theo phương của trục lò xo.Coi va chạm là hoan toàn xuyên tam và đàn hồi.Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,01.Ở thời điểm lò xo có chiều dài cực tiểu thì khoảng cách giữa 2 vật m1 và m2 là bao nhiều?Lấy g = 10m/s2
A. 20,3cm              B. 21,4 cm              C. 22,5cm            D. 23,6cm
Vận tốc của vật m1 khi va chạm với vật m2 là:
 Sử dụng định luật bảo toàn năng lượng ta có :
     [tex]\frac{1}{2}K\Delta l_{0}^{2} - \frac{1}{2}K\Delta l_{1}^{2} -\frac{1}{2}m_{1}v_{1}^{2} = \mu mg0,15 => v_{1} = 0,2\sqrt{3} m/s[/tex]
Do va chạm là đàn hồi và xuyên tâm nên vận tốc của hai vật ngay sau va chạm là:
Sử dụng định luật bảo toàn động lượng và đặc tính bảo toàn động năng toàn phần ta có:
        [tex]v_{1} = 2v_{2} -v_{1}'[/tex]             (1)
        [tex]v_{1}^{2} = 2v_{2}^{2}+v_{1}'^{2}[/tex] (2)
Giải hệ (1) và (2) ta được: [tex]v_{1}' =\frac{ 0,2}{3}\sqrt{3} m/s[/tex]
                                     [tex]v_{2}=\frac{ 0,8}{3}\sqrt{3} m/s[/tex]
Khi lò xo có chiều dài cực tiểu, lò xo bị nén một đoạn [tex]\Delta l_{2}[/tex] áp dụng định luật bảo toàn năng lượng ta có:  [tex]\frac{1}{2}K0,07^{2} +\frac{1}{2}m_{1}v_{1}'^{2}- \frac{1}{2}K\Delta l_{2}^{2}  = \mu mg(\Delta l_{2} +0,07) => \Delta l_{2} = 0,06896m[/tex]
Ngay sau va chạm ta có thể coi vật m1 dao động điều hòa xung quannh vị trí cân bằng động cách vị trí cân bằng O một đoạn 0,001m (khi lò xo dãn) với biên độ : 0,06896 + 0,001 = 0,06996 m
=> thời gian kể từ sau va chạm đến khi lò xo có chiều dài cực tiểu là: t = 0,26 s
Sau va chạm vật m2 chuyển động chậm dần đều với gia tốc a = [tex]-\mu g = -0,1 m/s^{2}[/tex]
=> Quãng đường đi được của vật m2 sau 0,26s kể từ khi va chạm là: [tex]S = v_{2}t +\frac{1}{2}at^{2} = 0,1167 m[/tex]
Vậy khoảng cách giữa hai vật là : 0,07 + 0,06896 + 0,1167 = 0,25567 m
  Dài quá ko biết sai chỗ nào nữa !
    





Logged
traugia
Học sinh 12
Lão làng
*****

Nhận xét: +8/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 17
-Được cảm ơn: 451

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 552


TA ĐÃ TRỞ LẠI ! VÀ CÒN ĂN HẠI HƠN XƯA


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 12:05:48 pm Ngày 21 Tháng Sáu, 2012 »

Câu 2. 1 con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nhỏ có m1 = 0,2kg và lò xo có độ cứng k=20N/m.Ban đầu giữ vật m1 sao cho lò xo bị nén, đặt vật nhỏ m2=m1 tại vị trí cân bằng O của lò xo.Buông nhẹ để m1 bắt đầu chuyển động dọc theo phương của trục lò xo đến va chạm hoàn toàn đàn hồi với vật m2 thì thấy m2 đi được quãng đường 4cm rồi dừng lại.Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,1.Lấy g=10m/s2.Tính khoảng cách 2 vật trước khi buông tay?
A. 2cm               B. 3cm              C. 4cm                D. 5cm
Gia tốc của vật m2 sau va chạm là a = [tex]-\mu g = -1 m/s^{2}[/tex]
Vận tốc của vật m2 ngay sau khi va chạm với vật m1 là : [tex]0^{2} -v_{2}^{2} = 2aS => v_{2} = 0,2\sqrt{2} m/s[/tex]
Do m2 = m1 và va chạm là đàn hồi nên vận tốc của m2 ngay sau va chạm cũng chính là vận tốc của vật m1 ngay trước va chạm ( điều này có thể chứng minh bằng việc sử dụng định luật bảo toàn động lương và động năng toàn phần ) v1 = v2 = [tex]0,2\sqrt{2}m/s[/tex]
Khoảng cách giữa hai vật trước khi buông tay cũng chính là độ nén của lò xo ở thời điểm này :
  Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng ta có:
             [tex]\frac{1}{2}K\Delta l_{0}^{2} -\frac{1}{2}m_{1}v_{1}^{2} =\mu m_{1}g\Delta l_{0} => \Delta l_{0} = 0,04m = 4cm[/tex]


   



Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.