Em thấy trong SGK có ghi công thức: p = p(0) + (rô).g.h (đơn vị tính là pa)
Một số bài tập: p = p(0) + h (đơn vị là mm)
p = p(0) + h/13,6 (đơn vị là cm)
Xin nhờ các thầy giải thích dùm em !!! (cách biến đổi để được các công thức đó)
Em xin cảm ơn!!!
Theo mình hiểu như thế này: p = Po + Ph = Po + (rô)gh với Po là áp suất khí quyển, Ph là áp suất do trọng lượng cột chất lỏng có độ cao h.
- Nếu là cột Hg cao h(mm): Riêng cột Hg sẽ gây ra áp suất h(mmHg) ==> Áp suất ở đáy cột Hg sẽ là P = Po + h (mmHg)
Như vậy Ph ở đây = h (mmHg) và Po cũng phải tính theo (mmHg).
Còn nếu cột Hg cao h(cm) thì lúc này P = Po + h (cmHg) với Po cũng phải tính theo (cmHg).
- Cột nước cao h(mm): Ta biết khối lượng riêng của H2O là [tex]\rho _{H2O} = 10^{3}(kg/m^{3})[/tex], khối lượng riêng của thủy ngân: [tex]\rho _{Hg} = 13,6.10^{3}(kg/m^{3})[/tex]
Xét một lượng nước và một lượng thủy ngân cùng khối lượng: [tex]m_{H2O} = m_{Hg} \Rightarrow S.h_{H2O}.\rho_{H2o} = S.h_{Hg}.\rho_{H2g}[/tex] ==> [tex]h_{Hg} = \frac{h_{H2O}}{13,6}[/tex] ==> cột nước cao h(mm) sẽ gây ra áp suất [tex]\frac{h}{13,6}[/tex](mmHg)
Từ đó nếu cho cột nước cao h thì áp suất ở đáy của cột nước là P =Po + [tex]\frac{h}{13,6}[/tex]
Còn h tính theo cm hay mm còn tùy Po cho đơn vị là (cmHg) hay (mmHg)