Bài 2: Một sợi dây dài 2L, được kéo căng, có các đầu A, B được giữ cố định. Sợi dây được kích thích để tạo sóng dừng trên nó sao cho ngoài hai đầu A và B thì chỉ có điểm chính giữa C của sợi dây là nút sóng. M và N là hai điểm trên dây, nằm hai bên điểm C và cách C một đoạn x (x < L) như nhau. Dao động tại các điểm M và N sẽ có biên độ:
A. như nhau và cùng pha. B. khác nhau và cùng pha.
C. như nhau và ngược pha nhau. D. khác nhau và ngược pha nhau.
+ Trên sóng dừng 2 điểm đối xứng qua 1 nút luôn dao động cùng biên độ nhưng ngược pha
+ 2 điểm đối xứng qua 1 bụng luôn dao động cùng biên độ nhưng đồng pha nhau.
Bài 3: Một sóng truyền theo chiều P đến Q nằm trên cùng một đường truyền sóng. Hai điểm đó cách nhau một khoảng bằng 5/4 bước sóng. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Khi P có thế năng cực đại thì Q có động năng cực tiểu
B. Khi P ở li độ cực đại dương thì Q có vận tốc cực đại dương
C. Khi P có vận tốc cực đại dương thì Q ở li độ cực đại dương
D. Li độ dao động của P và Q luôn luôn bằng nhau về độ lớn nhưng ngược dấu
Độ lệch pha của 2 điểm này : [tex]\Delta \varphi=\frac{2\pi.d}{\lambda}=2,5\pi ==>[/tex] chúng vuông pha nhau, theo chiều truyền thì P nhanh pha hơn Q \pi/2. Dùng vecto quay nhé bạn vẻ ra sẽ thấy.
A/ P có thế năng cực đại ==> nó trùng biên ==> Q phải có thế năng cực tiểu (trùng VTCB) (động năng cực đại)
B/ P ở li độ cực đại ==> Q ở VTCB và đang đi về biên dương ==> vận tốc cực đại dương.C/ P ở vận tốc cực đại dương thì Q ở biên âm
D/ Điều này đúng khi chúng ngược pha.