06:01:29 am Ngày 27 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220 V, tần số 50 Hz vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thì giá trị cực đại của cường độ dòng điện trong đoạn mạch bằng 1 A. Giá trị của L bằng
Điện năng được truyền từ một nhà máy điện A có công suất không đổi đến nơi tiêu thụ B bằng đường dây một pha. Nếu điện áp truyền đi là U và ở B lắp một máy hạ áp với tỉ số giữa vòng dây cuộn sơ cấp và thứ cấp k = 30 thì đáp ứng được 20/21 nhu cầu điện năng của B. Bây giờ, nếu muốn cung cấp đủ điện năng cho B với điện áp truyền đi là 2U thì ở B phải dùng máy hạ áp có k bằng bao nhiêu? Coi hệ số công suất luôn bằng 1, bỏ qua mất mát năng lượng trong máy biến áp.
Cho dây dẫn thẳng, dài mang dòng điện không đổi có cường độ I đặt trong chân không. Cảm ứng từ do dòng điện tạo ra tại điểm M cách dây dẫn một khoảng r có độ lớn là B. Tại điểm N cách dây đẫn khoảng 2r có cảm ứng từ là 
Đặt điện áp u=200cos100πt (u tính bằng V, t tính bằng s) vào hai đầu đoạn mạch AB. Biết ở thời điểm t, điện áp tức thời giữa hai đầu AB có giá trị 200 V, ở thời điểm t+1600s , cường độ dòng điện tức thời qua đoạn mạch bằng không và đang giảm. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện trong mạch lệch nhau một góc là:
Trong một mạch dao động LC lí tưởng, cường độ dòng điện chạy qua cuộn cảm có biểu thức i=4cos2.106t+π/3 (A). Biểu thức điện tích trên tụ là


Trả lời

Tìm ra lỗ nhật hoa lớn trên mặt trời

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tìm ra lỗ nhật hoa lớn trên mặt trời  (Đọc 914 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
frozenbjrd
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 32


Email
« vào lúc: 05:13:07 pm Ngày 18 Tháng Bảy, 2016 »

Hình ảnh rõ ràng về một lỗ đen trên Mặt trời có thể khiến nhiều người lo sợ cho tương lai hệ Mặt trời của chúng ta.

Tàu vũ trụ Solar Dynamics Observatory của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA (SDO) đã phát hiện một hố đen đặc biệt lớn bao cả bán cầu bắc Mặt trời. Các lỗ này đã được phát hiện bằng cách sử dụng kính thiên văn quỹ đạo hồi đầu tháng.

Tuy rằng các bức ảnh chụp Mặt trời cho thấy điểm đen khổng lồ có vẻ đáng sợ nhưng đó không phải là dấu chấm hết cho toàn hệ Mặt trời, nơi Trái đất chúng ta đang tồn tại. Các hố trong bầu khí quyển của mặt trời như vậy là một đặc điểm thường xuyên, tần suất phụ thuộc vào chu kỳ hoạt động của Mặt Trời. Chúng được các nhà khoa học gọi là lỗ Coronal (lỗ nhật hoa), xuất hiện ở vầng hào quang của hành tinh này.


Những hố đen kia là lỗ Coronal, xuất hiện khi từ trường Mặt Trời thoát ra ngoài khí quyển

Khi từ trường của Mặt Trời thoát ra ngoài khí quyển thay vì được giữ lại, tạo ra những cơn gió tốc độ cao, khiến cho một vùng khí quyển của Mặt Trời mở ra để cho những dòng chảy phân tử thoát ra ngoài; ánh sáng nơi này cũng bị mờ đi, tạo nên vùng tối.

Mặt khác, chúng ta không thể nhìn thấy được màu sắc của khu vực này vì chúng có bước sóng cực tím 193 angstrom - một loại ánh sáng vô hình với mắt người thường.

Những cơn gió Mặt trời có thể tương tác với từ trường của Trái đất, tạo ra cơn bão địa từ - một loại năng lượng như pin trên khắp hành tinh và khiến năng lượng từ trường thay đổi. Bão từ cũng gây ra hiện tượng cực quang tại Nam Cực và Bắc Cực Trái đất.


Tuy tạo ra bão địa từ, hiện tượng cực quang tại Nam Cực và Bắc Cực Trái đất nhưng năng lượng từ trường của Mặt trời không gây ảnh hưởng nhiều đến hành tinh xanh

NASA đã phóng tàu vũ trụ SDO với hi vọng nó sẽ giúp con người hiểu những nguyên nhân của sự biến đổi năng lượng Mặt trời và tác động của nó đối với Trái đất. Mục tiêu của SDO là nhằm xác định từ trường của Mặt trời được tạo ra và lưu trữ như thế nào, làm thế nào năng lượng từ trường lưu trữ này được chuyển đổi và phát tán.

Hy vọng rằng các kết quả từ SDO- ống nhòm có thể cung cấp cho chúng ta những manh mối về cách gió Mặt trời có thể ảnh hưởng đến thông tin liên lạc hoặc các vệ tinh gần Trái đất.

Theo Khoa học và Phát triển


Logged


Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.