04:11:31 am Ngày 27 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Trên một sợi dây đàn hồi có hai điểm A, B cách nhau một phần tư bước sóng. Tại thời điểm t,  phần tử sợi dây ở A và B có li độ tương ứng là 0,5 mm và 32mm phần tử ở A đang đi xuống còn ở B đang đi lên. Coi biên độ sóng không đổi. Sóng này có biên độ
Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Khi êlectron chuyển động trên quỹ đạo tròn thì tương đương như một dòng điện tròn. Tỉ số cường độ dòng điện tròn của êlectron khi nguyên tử ở quỹ đạo dừng M và K là
Một chất điểm M có khối lượng m=2kg  dao động điều hòa, có đồ thị li độ theo thời gian như hình vẽ, lấy π2≈10.  Dựa vào đồ thị suy ra độ lớn lực kéo về tác dụng vào chất điểm khi chất điểm ở vị trí biên
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m. Chiếu vào hai khe ánh sáng trắng có bước sóng từ 380 nm đến 760 nm. Trên màn, M là vị trí gần vân trung tâm nhất có đúng 5 bức xạ cho vân sáng. Khoảng cách từ M đến vân trung tâm có giá trị gần nhất với
Trong mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp thì hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch luôn không nhỏ hơn hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu linh kiện điện tử nào sau đây


Trả lời

Tìm ra nước bên ngoài hệ mặt trời

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tìm ra nước bên ngoài hệ mặt trời  (Đọc 657 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
frozenbjrd
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 32


Email
« vào lúc: 05:53:56 pm Ngày 11 Tháng Bảy, 2016 »

Hơi nước và những đám mây là dạng vật chất khá phổ biến trong một ngôi sao bên ngoài hệ Mặt Trời. Đây là một phát hiện quan trọng đối với giới thiên văn.

WISE 0855 là ngôi sao lùn nâu mà các nhà thiên văn phát hiện vào năm 2014. Cách trái đất 7,2 năm ánh sáng, nó là thiên thể lạnh nhất bên ngoài Thái Dương Hệ mà con người từng biết, Daily Mail đưa tin.

Tuy nhiên, WISE 0855 lại phát ra ánh sáng yếu. Nó mờ nhạt gấp ít nhất 5 lần so với mọi thiên thể trong vũ trụ mà kính thiên văn trên mặt đất có thể quan sát.


Hình minh họa ngôi sao lùn nâu WISE 0855, nơi có khả năng tạo ra những đám mây nước bên ngoài Thái Dương Hệ. Hình dạng của nó tương đối giống sao Mộc. (Ảnh: AURA).

Vì kính thiên văn quang học bình thường không thể thấy WISE 0855 nên các nhà thiên văn của Đại học California tại thành phố Santa Cruz, bang California, Mỹ sử dụng kính thiên văn hồng ngoại Gemini North ở quần đảo Hawaii và ống nhòm máy ghi quang phổ cận hồng ngoại để quan sát nó. Nhờ đó họ có thể nghiên cứu chi tiết về cấu tạo và thành phần hóa chất của ngôi sao.

Nhóm chuyên gia phát hiện nhiều bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại của những đám mây chứa nước hoặc băng trên WISE 0855. Đây là lần đầu tiên con người thấy những đám mây nước bên ngoài Thái Dương Hệ.

"Chúng tôi từng hy vọng rằng nhóm sẽ tìm ra một thiên thể đủ lạnh để mây nước có thể hình thành và WISE 0855 cung cấp chứng cứ đáng tin cậy nhất", Andrew Skemer, một giáo sư thiên văn và vật lý thiên văn của Đại học California, bình luận.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy WISE 0855 có cấu tạo khá giống sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời, nhưng khối lượng lớn gấp 5 lần. Nhiệt độ bề mặt của nó vào khoảng âm 23 độ C, tương đương nhiệt độ bề mặt sao Mộc.

"Hơi nước và mây khá phổ biến trong bầu khí quyển của WISE 0855. Hình dạng của nó rất giống Mộc Tinh", giáo sư Skemer mô tả.

Theo Zing


Logged


Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.