09:45:21 pm Ngày 23 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Con lắc đơn có dây dài l=1 m, quả nặng có khối lượng m = 100g  mang điện tích  q=2.10−6C  được đặt trong điện trường đều có phương nằm ngang, cường độ E=104 V/m . Lấy g=10 m/s2 . Khi con lắc đang đứng yên ở vị trí cân bằng, người ta đột ngột đổi chiều điện trường và giữ nguyên cường độ. Sau đó con lắc dao động điều hòa với biên độ góc bằng:
Động cơ điện xoay chiều là thiết bị điện biến đổi
Một con lắc đơn có độ dài \(l\) , trong khoảng thời gian \(\Delta t\) nó thực hiện được \({\rm{6}}\) dao động. Người ta giảm bớt độ dài của nó đi \(28\;cm\) , cũng trong thời gian \(\Delta t\) như trước nó thực hiện được 8 dao động. Chiều dài của con lắc ban đầu là
Tốc độ truyền sóng trong một môi trường đồng tính và đẳng hướng phụ thuộc vào
Một vật dao động điều hòa với phương trình x=2cos2πt+π3 cm thì chịu tác dụng của ngoại lực cưỡng bức F=2cosωt-π6N.  Để biên độ dao động là lớn nhất thì tần số của lực cưỡng bức phải bằng


Trả lời

10 Khám Quá Thiên Văn Quan Trọng Nhất Lịch Sử (Phần 2)

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 10 Khám Quá Thiên Văn Quan Trọng Nhất Lịch Sử (Phần 2)  (Đọc 924 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
ursamajor969
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 48


Email
« vào lúc: 05:15:28 pm Ngày 12 Tháng Mười, 2015 »

5. Thuyết tương đối



Albert Einstein, nhà khoa học Đức đã đưa ra học thuyết này vào 1915. Nói ngắn gọn, đây là thuyết gói gọn cả thời gian và không gian, cho phép bẻ cong cả ánh sáng.
Học thuyết này thay thế định luật của Newton, vốn là nền tảng của thiên văn học cách đây 200 năm.   Einstein cho rằng, chuyển động là tương đối và rằng khái niệm về thời gian phụ thuộc vào vận tốc. Cách tư duy mới này đã được dùng để giải thích nhiều vấn đề thiên văn từng được coi là không thể giải quyết được khi sử dụng phương pháp cũ của Newton, và hướng các nhà thiên văn tới những học thuyết mới về sự hoạt động của vũ trụ
4. Thuyết vũ trụ giãn nở



Edwin Hubble đã đem lại cho thế giới nhiều kiến thức thiên văn từ năm 1924 đến 1929. Ông không chỉ là người đầu tiên phát hiện ra những thiên hà khác mà còn theo dấu chuyển động của chúng  để thấy rằng chúng đang di chuyển xa khỏi chúng ta (và thiên hà nào xa hơn thì di chuyển nhanh hơn) đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy vũ trụ đang giãn nở.
Khám phá đầu tiên này của Hubble đã thay đổi tư duy của chúng ta về vũ trụ. Đó là bằng chứng đầu tiên chúng ta có rằng vũ trụ thật sự rất lớn. Khám phá thứ 2 của ông là sự củng cổ lớn cho thuyết Big Bang . Đó là lý do ông có tên trên chiếc kính thiên văn vĩ đại trong không gian.

3. Thiên văn học vô tuyến



Vô tuyến hay radio rất phổ biến vào thập niên trước nhưng hiện nay, với thiên văn học, vô tuyến vẫn đóng vai trò quan trọng, nhờ vào phát minh của Karl Jansky năm 1931. Thí nghiệm của ông với sóng vô tuyến hướng ông tới nhưng tín hiệu đến từ trung tâm thiên hà, ông được coi là người đặt nền móng cho thiên văn học vô tuyến. Các nhà khoa học đã theo chân các phát hiện của Jansky và tìm ra tất cả các loại sóng vô tuyến đến chỗ chúng ta từ vũ trụ và nguồn của hầu hết chúng là những thiên thể vũ trụ không thể được nhìn thấy bằng phương pháp khác. Thiên văn học vô tuyến nhanh chóng trở thành lĩnh vực chính có trách nhiệm khám phá ra nhiều ngôi sao và thiên hà cũng như những loại thiên thể mới như quasars và pulsars.

2. Bức xạ nền vi sóng vũ trụ



Bộ đôi nhà thiên văn vô tuyến  Arno Penzias và Robert Wilson, người khám phá ra bức xạ nền vi sóng vũ trụ vào 1964. CMBR là loại bức xạ có lượng rất nhỏ trong vũ trụ là được coi là những gì còn lại từ khi vũ trụ đang ở trong thời kỳ đầu phát triển
CMBR đưa ra những bằng chứng sâu xa hơn để củng cố cho thuyết Big Bang. Giả thuyết rằng bức xạ này tồn tại từ thời Big Bang, và trải ra khi vũ trụ giãn nở. Khám phá này đủ để đưa thuyết Big Bang từ giả thuyết trở thành sự giải thích vững chắc về nguồn gốc chúng ta.

1. Hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời



Các nhà thiên văn tin rằng các Hành tinh ngoài hệ mặt trời đã tồn tại rất lâu. Dù chưa từng tìm thấy một hành tinh nào cho tới năm 1995 các nhà thiên văn Thụy Sĩ Didier Queloz và Michel Mayor mới khám phá ra hành tinh trong chòm sao Pegasus họ gọi là 51 Pegasi b.
Queloz và Mayor không chỉ chứng minh rằng các hành tinh ngoài hệ mặt trời đang tồn tại mà phương pháp họ dùng cũng được sử dụng lại nhiều lần sau đó. Gần 500 hành tinh ngoài hệ đã được xác định là đang tồn tại, và đó mới chỉ là sự khởi đầu


Nguồn: http://www.toptenz.net/wp-content/uploads/2010/12/number-one-560x371.jpg


Logged


Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.