07:34:31 pm Ngày 26 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Hai chất điểm dao động điều hòa trên hai đường thẳng song song kề nhau có vị trí cân bằng nằm trên cùng một đường thẳng vuông góc với quỹ đạo của chúng và có cùng một tần số góc ω, biên độ lần lượt là A1,A2.  Biết A1+A2=8cm2/s. Giá trị nhỏ nhất của ω   là
Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai?
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,02 kg và lò xo có độ cứng 1 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g = 10 m/s2 . Tốc độ lớn nhất vật nhỏ đạt được trong quá trình dao động là
Poloni P84210o phóng xạ α và biến đổi thành chì P82206o. Chu kỳ bán rã là 138 ngày. Cho rằng toàn bộ hạt nhân chì sinh ra trong quá trình phân rã đều có trong mẫu chất. Tại thời điểm t1 tỉ số giữa hạt nhân Poloni và hạt nhân chì có trong mẫu là 17, tại thời điểm t2 = t1 + Δt thì tỉ số đó là 131. Khoảng thời gian ∆t là:
Hai lực khác phương  F1→và  F2→có độ lớn F1 = F2 = 20 N, góc tạo bởi hai lực này là 60°. Hợp lực của hai lực này có độ lớn là


Trả lời

Một số bài dao động cơ khó cần được hướng dẫn !

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một số bài dao động cơ khó cần được hướng dẫn !  (Đọc 999 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Slayer
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 6
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 10


Stranger


Email
« vào lúc: 03:53:28 am Ngày 04 Tháng Sáu, 2015 »

Bài 1: Một chất điểm khối lượng [tex]m=200 gam[/tex], dao động điều hòa trên trục Ox với cơ năng 0,1[tex]J[/tex]. Trong khoảng thời gian [tex]\Delta t=\pi /20 s[/tex] kể từ lúc đầu thì động năng của vật tăng từ giá trị 25[tex]mJ[/tex] đến giá trị cực đại rồi giảm về [tex]75 mJ[/tex]. Vật dao động với biện độ:
A.[tex]5\sqrt{13} cm[/tex]
B.[tex]8,5 cm[/tex]
C.[tex]5 cm[/tex]
D.[tex]15,7 cm[/tex]
Bài 2: Hai điểm sáng  M và N dao động điều hòa trên trục Ox ( gốc O là vị trí cân bằng của chúng) với phượng trình lần lượt là [tex]x_{1}=5\sqrt{3}cos(4\pi t+\frac{\pi }{2})cm[/tex]; [tex]x_{2}=10cos(4\pi t+\frac{2\pi }{3})cm[/tex]. Khoảng cách cực đại giữa 2 điểm sáng là:
A.34,3 cm
B.37,9 cm
C.33,7 cm
D.36,2 cm
Bài 3: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nhỏ có khối lượng [tex]m=200gam[/tex], lò xo có độ cứng [tex]50N/m[/tex], hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,05. ban đầu vật được giữ ở vị trí lò xo giãn 10cm, rồi thả nhẹ để con lắc dao động tắt dần chậm, g [tex]=10m/s[/tex]; [tex]\pi ^{2}=10[/tex]. Quãng đường vật đi được trong [tex]\frac{1}{3}s[/tex] kể từ khi thả bằng :
A. 34,3cm
B. 37,9cm
C. 33,7cm
D. 36,2 cm
Em xin cám ơn ạ !  Smiley






Logged


Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 06:07:29 am Ngày 04 Tháng Sáu, 2015 »

Bài 1: Một chất điểm khối lượng [tex]m=200 gam[/tex], dao động điều hòa trên trục Ox với cơ năng 0,1[tex]J[/tex]. Trong khoảng thời gian [tex]\Delta t=\pi /20 s[/tex] kể từ lúc đầu thì động năng của vật tăng từ giá trị 25[tex]mJ[/tex] đến giá trị cực đại rồi giảm về [tex]75 mJ[/tex]. Vật dao động với biện độ:
A.[tex]5\sqrt{13} cm[/tex]
B.[tex]8,5 cm[/tex]
C.[tex]5 cm[/tex]
D.[tex]15,7 cm[/tex]

Ban đầu động năng bằng 1/4 cơ năng nên thế năng bằng 3/4 cơ năng . Suy ra [tex]x=+-\frac{A\sqrt{3}}{2}[/tex]

Tương tự vào thời điểm sau ta có : [tex]x=+-\frac{A}{2}[/tex]

Dùng vecto quay ta có [tex]\Delta t = \frac{T}{4} \Rightarrow T = \frac{\pi }{5} \Rightarrow \omega = 10 rad/s[/tex]

Biên độ dao động cần tìm được xác định bởi [tex]E = \frac{1}{2} m\omega ^{2}A^{2} \Rightarrow A[/tex]



Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 06:18:37 am Ngày 04 Tháng Sáu, 2015 »


Bài 3: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nhỏ có khối lượng [tex]m=200gam[/tex], lò xo có độ cứng [tex]50N/m[/tex], hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,05. ban đầu vật được giữ ở vị trí lò xo giãn 10cm, rồi thả nhẹ để con lắc dao động tắt dần chậm, g [tex]=10m/s[/tex]; [tex]\pi ^{2}=10[/tex]. Quãng đường vật đi được trong [tex]\frac{1}{3}s[/tex] kể từ khi thả bằng :
A. 34,3cm
B. 37,9cm
C. 33,7cm
D. 36,2 cm
Em xin cám ơn ạ !  Smiley


Ta có [tex]x_{0} = \frac{\mu mg}{k} = 0,2 cm[/tex]

Biên độ dao động trong nửa chu kì đầu [tex]A_{0} = \Delta l_{0} - x_{0} = 9,8 cm[/tex]

Biên độ dao động trong nửa chu kì kế tiếp : [tex]A_{1} = A_{0} - 2x_{0} = 9,4 cm[/tex]

Chu kì dao động riêng của con lắc : [tex]T = 0,4 s[/tex]

Khoảng thời gian đang xét bằng 5/6 T nên quãng đường cần tìm [tex]S = 2A_{0} + 1,5A_{1} = 33,7 cm[/tex]





Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.