Trong sách giáo khoa vật lý 10 bài động năng có viết :
" Công mà vật sinh ra thì bằng và trái dấu vs công của ngoại lực. Do đó, nếu vật sinh công dương thì động năng của vật giảm"Dòng trên liên quan đến định lý động năng, câu thứ 2 mình hiểu nhưng vẫn chưa hiểu câu 1. Công mà vật sinh ra là gì, động năng có thể coi là 1 ví dụ
Và vì sao công vật sinh ra lại bằng và trái dấu vs công của ngoại lực
Thật mong mọi người giải đáp thắc mắc của mình, cảm ơn thật nhiều
Mình cũng rất thắc mắc bạn lấy câu này trong sách vật lý chương trình nào nhưng mình xin mạn phép các thầy giải thích thử xem sao:
Khi có ngoại lực tác dụng lên vật theo định luật III Niu tơn thì vật sẽ sinh ra phản lực, có độ lớn bằng và ngược hướng với ngoại lực tác dụng. Phản lực đó thực hiện công với cùng quãng đường đi của ngoại lực nên sẽ có cùng độ lớn nhưng trái dấu với công của ngoại lực. ( ý 1)
Khi vật thực hiện công dương thì ngoại lực sinh công âm => ngoại lực là lực cản => cản trở chuyển động của vật (vận tốc giảm) => Động năng của vật giảm (W
đ=mv
2/
2 Nếu em giải thích có chỗ nào chưa ổn mong các thầy cô sửa giúp để em học hỏi thêm ạ