09:58:24 pm Ngày 23 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, các khe hẹp được chiếu sáng bởi ánh sáng đơn sắC. Gọi a và D lần lượt là khoảng cách giữa hai khe hẹp và khoảng cách từ hai khe đến màn, M là một điểm trên màn có tọa độ x với gốc tọa độ là vân sáng trung tâm, d1 và d2 là đường đi của ánh sáng từ hai nguồn đến điểm M. Hệ thức đúng là
Một vật khối lượng 1 kg dao động điều hoà với chu kỳ π /5 s, năng lượng của vật là 0,02 J. Biên độ dao động của vật là
Trong hiện tượng sóng dừng, khoảng cách giữa hai nút sóng cạnh nhau bằng
Đại lượng nào dưới đây không liên quan đến cường độ điện trường của một điện tích điểm Q tại một điểm?
Theo định luật Ôm cho toàn mạch (mạch kín gồm nguồn và điện trở) thì cường độ dòng điện trong mạch kín


Trả lời

Bài quang trong đề thi Phổ Thông Năng Khiếu - ĐHQG TPHCM

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài quang trong đề thi Phổ Thông Năng Khiếu - ĐHQG TPHCM  (Đọc 2049 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
chenjunqing
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 5
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 20


Email
« vào lúc: 01:01:28 am Ngày 03 Tháng Năm, 2014 »

Một hang động có dạng căn phòng hình hộp chữ nhật, ở chính giữa phòng tại mặt phẳng đứng ABCD có tường cao AD = BC = 8m, bề rộng của trần và sàn là AB = CD = 4m. Giữa sàn, tại trung điểm P của CD, có cột thạch nhủ thẳng đứng cao 1,6m, phía trên cột có 1 đèn ống đặc biệt. Đèn có đoạn thẳng XY = 0,4m được đặt thẳng đứng sẽ sáng lên khi có ánh sáng mặt trời chiếu vào bất kỳ vị trí trên đèn. Tại A có một lỗ nhỏ khiến ánh nắng có thể lọt qua thành một chùm sáng hẹp (xem như một tia sáng), chiếu lên tường AD 1 chấm sáng S. Hàng ngày khi mặt trời cao dần, chấm sáng S di chuyển trên tường thành 1 đoạn thẳng MN rồi hết ( AM < AN). Người ta treo 1 gương phẳng trên tường AD để có ánh sáng phản xạ chiếu vào đèn khi ánh sáng mặt trời chiếu lên tường.
a) Xác định vị trí của gương và tính chiều dài tối thiểu của gương.
b) MN = 0,6m. Tia sáng tới N phản xạ tới Y, thì có thể dùng loại đèn đặc biết có chiều dài tối thiếu bao nhiêu? Xác định vị trí M lúc này? ( giả sử gương trùng khít MN)



Mong mọi người giải giúp. Chân thành cảm ơn.  


Logged


cái gáo nhỏ
Moderator
Thành viên mới
*****

Nhận xét: +3/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 8
-Được cảm ơn: 20

Offline Offline

Bài viết: 37



Email
« Trả lời #1 vào lúc: 03:40:34 pm Ngày 04 Tháng Năm, 2014 »

a)
*Bạn vẽ hình theo các bước:
- Dựng ảnh B' của B qua gương (tường AD)
- Nối B'X cắt gương tại M'
- Nối B'Y cắt gương tại N'
-> ta có gương phẳng M'N'
*Xác định vị trí gương:
- Gọi X' là hình chiếu của X lên AD, C' là hình chiếu của M' lên BC, O là hình chiếu của X lên M'C'
- Tam giác M'BC' đồng dạng với tg M'OX nên OX/BC' = M'O/M'C hay M'X'/AM' = 1/2 => M'X' = 1/2AM'
- Ta có: AM' + M'X' + X'D = 8 => 3/2AM' + XP = 8 => AM' = 4m (gương cách A một đoạn 4m)
*Độ dài tối thiểu của gương:
- T.giác B'XY đồng dạng tg B'M'N' nên XY/M'N' = B'X/B'M' = (B'M' + M'X)/B'M' = 1 + M'X/B'M' = 1 + 1/2 (Tam giác M'BC' đồng dạng với tg M'OX nên OX/BC')
=> M'N'
b)
Tương tự: XY/MN = B'X/B'M = (BM+MX)/BM = 3/2 => XY


Logged
chenjunqing
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 5
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 20


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 10:52:21 pm Ngày 04 Tháng Năm, 2014 »

Cảm ơn bạn.
Sau khi giải ra mình ra được các kết quả:
a) MN= 4/15 m
b) XY= 0,9m và M cách D 13/3m
Mình vẽ ảnh X', Y' qua gương nhưng cách mình muốn tìm ra kết quả thì giải phương trình hơi trâu bò  ;Wink
Cách bạn nhanh gọn hơn nhỉ Smiley


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.