08:37:49 pm Ngày 24 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Để tăng độ cao của âm thanh do một dây đàn phát ra, ta phải:
Một khung dây phẳng, diện tích 20 cm2, gồm 10 vòng dây đặt trong từ trường đều, góc giữa    và mặt phẳng khung dây là 30°, B=2.10−4T , làm cho từ trường giảm đều về 0 trong thời gian 0,01s. Hãy xác định độ lớn của suất điện động cảm ứng sinh ra trong khung dây?
Một khung dây dẫn phẳng dẹt hình chữ nhật có diện tích 60cm2, quay đều quanh một trục đối xứng (thuộc mặt phẳng khung) trong từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay và có độ lớn 0,4T. Từ thông cực đại qua khung dây là:
Vệ tinh nhân tạo của Trái Đất ở độ cao 300m bay với vận tốc 7,0km/s. Coi vệ tinh chuyển động tròn đều và bán kính Trái Đất bằng 6400km. Chu kì của vệ tinh bay quanh Trái Đ ấ t là
Đặt điện áp u=U0cosωt (U0ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB như hình bên. Biết R1=3R2=30Ω. Gọi ∆φ là độ lệch pha giữa uAB và điện áp uMB. Điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị mà  ∆φ  đạt cực đại. Giá trị của Z0 bằng


Trả lời

Bài tập sóng ánh sáng và hạt nhân khó

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài tập sóng ánh sáng và hạt nhân khó  (Đọc 1564 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Linhkage2
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 11
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 7


Email
« vào lúc: 05:16:50 pm Ngày 10 Tháng Sáu, 2013 »

Nhờ thầy cô và các bạn giúp đỡ : câu 1 : Một điểm sáng S chuyển động đều theo phương song song với đoạn thẳng nối hai lỗ nhỏ S1 và S2 trên một màn phẳng. Khoảng cách giữa hai lỗ là a= 2mm, nguồn sáng cách màn đoạn D=1m. Tại điểm A nằm trên trục của hệ hai khe có đặt một máy đo ánh sáng, cứ mỗi giây máy đo ghi được 15 lần thay đổi tuần hoàn của cường độ sáng của bức xạ màu vàng có  bước sóng là 600nm. Nếu nguồn phát đồng thời hai bức xạ màu vàng có bước sóng 600nm và bức xạ màu tím có bước sóng 400nm và nguồn bắt đầu chuyển động từ điểm O trên trung trực của S1 và S2 thì thời điểm hai chớp cùng xuất hiện kể từ lúc nguồn bắt đầu chuyển động là bao nhiêu?          Câu 2: Một mẫu radium nguyên chất Ra ( Z=88, A= 226) có khối lượng m=1g, chu kì bán rã T1=1620 năm, phóng xạ anpha cho hạt nhân con X. Hạt nhân X vừa tạo thành lại phân rã với chu kì T2=3,82 ngày. Sau 1 thời gian, người ta thấy khối lượng hạt nhân X không đổi. Khối lượng hạt nhân X khi đó là bao nhiêu?


Logged


tsag
Sinh viên đại học Tài chính-Marketing
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +3/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 171
-Được cảm ơn: 142

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 361


"Không gì là không thể"


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 09:24:08 pm Ngày 10 Tháng Sáu, 2013 »

   Câu 2: Một mẫu radium nguyên chất Ra ( Z=88, A= 226) có khối lượng m=1g, chu kì bán rã T1=1620 năm, phóng xạ anpha cho hạt nhân con X. Hạt nhân X vừa tạo thành lại phân rã với chu kì T2=3,82 ngày. Sau 1 thời gian, người ta thấy khối lượng hạt nhân X không đổi. Khối lượng hạt nhân X khi đó là bao nhiêu?
Bạn xem link này
http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=9237.msg42950#msg42950


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.