10:17:09 pm Ngày 23 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài không có đặc điểm nào sau đây?
Dòng điện xoay chiều qua một đoạn mạch có biểu thức i = 2cos(120πt – π/3)A. Điện lượng chuyển qua mạch trong khoảng thời gian T/6 kể từ thời điểm t = 0 là
Dòng điện không đổi khi đi qua một dây dẫn. Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 30s là 15C. Số electron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian một giây là:
Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch có biểu thức: u=2202cos100πt+π3 V.  Điện áp tức thời của đoạn mạch tại thời điểm t=0  là:
Hai đầu máy xe lửa chạy ngược chiều trên một đoạn đường sắt thẳng với vận tốc 40km/h và 60km/h. Vận tốc của đầu máy thứ nhất so với đầu máy thứ hai là


Trả lời

4 bài con lắc đơn và con lắc lò xo

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 4 bài con lắc đơn và con lắc lò xo  (Đọc 4091 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Radiohead1994
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 39
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 30


Email
« vào lúc: 12:35:58 pm Ngày 25 Tháng Năm, 2013 »

Nhờ thầy giúp em hướng làm 4 bài dao động, em xin cảm ơn

Bài 1: Hai con lắc đơn treo cạnh nhau có tần số dao động bé là f1 và f2 với f1 < f2. Kích thích để hai con lắc dao động điều hòa trong cùng một mặt phẳng thẳng đứng. Thời gian giữa hai lần liên tiếp hai con lắc qua vị trí cân bằng theo cùng một chiều là ?
  đáp án : 1 / ( f2 - f1 )

Bài 2: Một con lắc đơn dao động với chu kỳ T trong chân không. Tại nơi đó, đưa con lắc ra ngoài không khí ở cùng một nhiệt độ thì chu kỳ của con lắc là T '. Biết T ' khác T chỉ do lực đẩy Acsimet của không khí. Gọi tỉ số khối lượng riêng của không khí và khối lượng riêng của chất làm vật nặng là e. Mối liên hệ giữa T ' với T là ??
  đáp án: 

[tex]T' = \frac{T}{\sqrt{1-e}}[/tex]



Bài 3: Một lò xo có độ cứng k = 40N/m, đầu trên được giữ cố định còn phía dưới gắn vật nặng m. Nâng m lên đến vị trí lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ, vật dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với biên độ 2,5cm. Trong quá trình dao động, trọng lực của m có công suất tức thời cực đại bằng
A. 0,50W.   B. 0,64W.   C. 0,41W.   D. 0,32W..   đáp án là A, 0.5 W

Bài 4: Một lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng k = 100 N/m được đặt nằm ngang, một đầu được giữ cố định, đầu còn lại  được gắn với chất điểm m1 = 500 g. Chất điểm m1 được gắn với chất điểm thứ hai có khối lượng m2 = m1. Tại thời điểm ban đầu giữ hai vật ở vị trí lò xo nén 2 cm rồi buông nhẹ. Các chất điểm m1; m2 có thể dao động không ma sát trên trục Ox nằm ngang. Chọn gốc O ở vị trí cân bằng của hai chất điểm, chiều dương từ điểm giữ các chất điểm m1, m2 hướng về vị trí cân bằng, gốc thời gian chọn khi buông vật. Chỗ gắn hai chất điểm bị bong ra nếu lực kéo tại đó đạt đến 1 N. Thời điểm mà m2 bị tách khỏi m1  kể từ thời điểm ban đầu là ??
  Đáp án là:   (pi) / 10  (s)



Logged


EL_DHVD
Học sinh
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 39
-Được cảm ơn: 69

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 143


Đi Lính Rồi .


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 01:32:44 pm Ngày 25 Tháng Năm, 2013 »

câu 3
ta tính được onega = 20 , m= 0,1kg
Pmax = m.g . vmax = m.g..omega.A = 0,5


Logged

Radiohead1994
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 39
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 30


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 09:46:02 pm Ngày 25 Tháng Năm, 2013 »

còn 3 bài kia làm như thế nào ạ?


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 12:05:33 am Ngày 26 Tháng Năm, 2013 »

Nhờ thầy giúp em hướng làm 4 bài dao động, em xin cảm ơn

Bài 1: Hai con lắc đơn treo cạnh nhau có tần số dao động bé là f1 và f2 với f1 < f2. Kích thích để hai con lắc dao động điều hòa trong cùng một mặt phẳng thẳng đứng. Thời gian giữa hai lần liên tiếp hai con lắc qua vị trí cân bằng theo cùng một chiều là ?
  đáp án : 1 / ( f2 - f1 )
Công thức này áp dụng khi f1 gần bằng f2, đó là công thức con lắc trùng phùng.
PP.
do f1<f2 ==> T1>T2 ==> con lắc 2 thực hiện n dao động thì con lắc thứ 1 thực hiện (n-1) dao động
==> nT2=(n-1)T1 ==> n=T1/(T1-T2)
==> Tg gặp nhau : t=nT2=T1.T2/(T1-T2)=1/(f2-f1)


Logged
Mai Minh Tiến
SV Multimedia PTIT
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +63/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 156
-Được cảm ơn: 724

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1277


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 06:49:00 am Ngày 26 Tháng Năm, 2013 »

Câu 4
bạn xem ở đây
http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6927.msg32327#msg32327


Logged
Nguyễn Tấn Đạt
Vật lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +50/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 63
-Được cảm ơn: 885

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1029



Email
« Trả lời #5 vào lúc: 12:03:41 pm Ngày 26 Tháng Năm, 2013 »



Bài 2: Một con lắc đơn dao động với chu kỳ T trong chân không. Tại nơi đó, đưa con lắc ra ngoài không khí ở cùng một nhiệt độ thì chu kỳ của con lắc là T '. Biết T ' khác T chỉ do lực đẩy Acsimet của không khí. Gọi tỉ số khối lượng riêng của không khí và khối lượng riêng của chất làm vật nặng là e. Mối liên hệ giữa T ' với T là ??
  đáp án: 

[tex]T' = \frac{T}{\sqrt{1-e}}[/tex]


Trong không khí, tại vị trí cân bằng thì hợp lực của lực căng dây và lực đầy Asimet có độ lớn bằng độ lớn trọng lực, vẽ hình sẽ thấy rõ.
=> [tex]R=P-F_A[/tex]

Độ lớn lực đẩy Acsimet bằng trọng lượng khối khí bị vật chiếm chỗ: [tex]F_A=m_k_kg=D_k_k.V_v_a_t.g=D_k_k.\frac{m}{d_v_a_t}.g=mge[/tex]

vậy [tex]R=m(g-g.e)=mg'[/tex]

[tex]T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}};T'=2\pi \sqrt{\frac{l}{g'}}[/tex]  => [tex]T'=\frac{T}{\sqrt{1-e}}[/tex]





Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.