02:22:22 pm Ngày 24 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Trong một thí nghiệm giao thoa sóng nước, hai nguồn A và B dao động theo phương vuông góc với mặt nước, cùng biên độ, cùng pha, cùng tần số 80 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 4 m/s. Xét tam giác ABC có AB = 16 cm, AC = 12 cm, BC = 20 cm. Trên đoạn AC có bao nhiêu điểm dao động vuông pha với hai nguồn?
Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng. Lần thứ nhất, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có hai loại bức xạ λ1=0,56 μm và  λ2  với 0,65 μm < λ2 < 0,75 μm, thì trong khoảng giữa hai vạch sáng gần nhau nhất cùng màu với vạch sáng trung tâm có 6 vân sáng màu đỏ  λ2. Lần thứ 2, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có 3 loại bức xạ  λ1,λ2và  λ3  , với λ3=23λ2. Khi đó trong khoảng giữa 2 vạch sáng gần nhau nhất và cùng màu với vạch sáng trung tâm có bao nhiêu vân sáng màu đỏ :
Khi một chùm ánh sáng song song, hẹp truyền qua một lăng kính thì bị phân tách thành các chùm sáng đơn sắc khác nhau. Đây là hiện tượng
Cho đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM nối tiếp MB. Đoạn mạch AM gồm điện trở R nối tiếp với tụ điện có điện dung C, đoạn mạch MB có cuộn cảm có độ tự cảm L và điện trở r. Đặt vào AB một điện áp xoay chiều   u = U2cosωt V. Biết  r= R=LC; điện áp hiệu dụng giữa hai đầu MB lớn gấp n =   3 điện áp hai đầu AM. Hệ số công suất của đoạn mạch có giá trị là:
Trong thí nghiệm lâng về giao thoa ánh sáng, hai khe cách nhau 0,5 mm và được chiếu sáng bằng một ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m. Trên màn quan sát, trong vùng giữa M và N (MN vuông góc với các vấn giao thoa, MN= 2 cm) người ta đếm được có 10 vẫn tối và thấy tại M và N đều là vẫn sáng. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm này là


Trả lời

Phần mềm Quản lý trắc nghiệm Mang LAN và Internet

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phần mềm Quản lý trắc nghiệm Mang LAN và Internet  (Đọc 8722 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
hoangvinh1a
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 2

Offline Offline

Bài viết: 1


Email
« vào lúc: 10:26:56 am Ngày 17 Tháng Mười Một, 2012 »

BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT

1. Tên đề tài

Nghiên cứu xây dựng phần mềm thi trắc nghiệm cho các môn học lý thuyết tại trường Cao Đẳng Nghề Hàng Hải Tp. Hồ Chí Minh

2. Đơn vị chủ trì

          Trường Cao Đẳng Nghề Hàng Hải Tp Hồ Chí Minh

          Địa chỉ liên hệ: 232 Nguyễn Văn Hưởng – P. Thảo Điền – Q2 – Tp HCM

Điện thoại:( 08 ) 62818705    Fax: ( 08 ) 62818705   

          E-mail: hoangphamcdhh@gmail.com

3. Kết quả chính của đề tài

          Nhóm chủ trì đề tài đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu theo yêu cầu tại đề cương khoa học công nghệ đã được duyệt. Nội dung và kết quả đạt được là:

a. Nghiên cứu về các phương pháp thi trắc nghiệm

b. Nghiên cứu về công nghệ lập trình mạng

          c. Áp dụng công nghệ mạng vào việc xây dựng phần mềm hỗ trợ một số phương pháp thi trắc nghiệm trên mạng máy tính

          d. Thử nghiệm chương trình cho một số môn học thuộc Khoa Công Nghệ Thông Tin

          e. Đề xuất các môn sẽ áp dụng phận mềm Trắc nghiệm để đánh giá kết quả của sinh viên

Cụ thể nội dung Đề tài như sau:

3.1. Lời mở đầu

          Những năm gần đây sự phát triển của công nghệ thông tin đã và đang làm thay đổi toàn bộ thế giới. Mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực như kinh tế, y khoa, công nghiệp dần dần được tin học hoá và làm cho công việc trở nên dễ dàng, nhanh chóng, và chính xác hơn. Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, tin học hóa góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Trong đào tạo, để đảm bảo chất lượng của một kỳ thi thì tính khách quan, tính chính xác được đặc biệt coi trọng. Hình thức thi trắc nghiệm có thể đảm bảo được tính khách quan và chính xác, vì lý do đó trong những năm gần đây bộ giáo dục đã và đang đưa hình thức thi trắc nghiệm vào trong các nhà trường và thay thế dần hình thức thi tự luận nhằm đảm bảo được tính khách quan, chính xác, khoa học và giúp giảm nhẹ ngánh nặng của các khâu trong quá trình thi và chấm thi.

Việc kết hợp giữa phương pháp thi trắc nghiệm và tin học không những đáp ứng được tính chất lượng của các kỳ thi mà còn giúp tiết kiệm chi phí tổ chức thi, thời gian công sức của giáo viên đồng thời cho kết quả nhanh chóng, độ chính xác cao cũng như tính công bằng cho các thí sinh dự thi.

Hiện nay có rất nhiều chương trình hỗ trợ thi và ra đề thi trắc nghiệm được xây dựng song các chương trình đó thường được thiết kế cho các loại hình, đối tượng đào tạo cụ thể, chưa có một chương trình nào phù hợp với tất cả các trường và các loại hình đào tạo.

          Vì những lý do trên chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu xây dựng phần mềm thi trắc nghiệm cho các môn học lý thuyết tại trường Cao Đẳng Nghề Hàng Hải Tp. Hồ Chí Minh”.

3.2. Chương 1: Cơ sở lý luận của hệ thống thi trắc nghiệm

1.1. Tổng quan về thi trắc nghiệm

1.2 Những nguyên tắc chung của trắc nghiệm

1.3 Tính tin cậy của bài trắc nghiệm

1.4. Thiết kế một bài trắc nghiệm

1.5. Các hình thức câu hỏi trắc nghiệm

3.3. Chương 2 : Phân tích và thiết kế chương trình

2.1. Thực trạng của việc thi, kiểm tra tại trường CĐN Hàng Hải Tp Hồ Chí Minh

2.2. Sơ đồ chức năng

2.3. Sơ đồ luồng dữ liệu

2.4. Thiết kế dữ liệu

2.5. Thiết kế giao diện

3.4. Chương 3: Cài đặt và thử nghiệm chương trình

3.1. Môi trường phát triển

3.2. Cài đặt chương trình

3.3. Thử nghiệm

3.4. Hướng phát triển của đề tài

3.5. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4. Ý nghĩa lý thuyết của đề tài

          Nội dung nghiên cứu của đề tài và các phụ lục tham khảo là tư liệu tốt phục vụ cho công tác quản lý, nghiên cứu và xây dựng các ngân hàng đề thi trắc nghiệm phù hợp đối tượng đào tạo, đáp ứng được mục tiêu đào tạo của nhà trường

          Các nội dung nghiên cứu sẽ làm cơ sở giúp cho việc đánh giá hiệu quả của hình thức thi trắc nghiệm khách quan trên máy tính so với các hình thức thi – kiểm tra truyền thống, và nó cũng là cơ sơ để kế thừa xây dựng phần mềm trắc nghiệm sau này.

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Đề tài đã xây dựng được một quy trình thi – kiểm tra trắc nghiệm khách quan, các phân tích liên quan đến các nội dung này là một cơ sở để phục vụ cho việc quản lý, định hướng cho các yêu cầu các môn học có thể áp dụng hình thức thi trắc nghiệm để đánh giá chật lượng dạy và học trong nhà trường;

Các nội dung nghiên cứu là nền tảng cho việc tổ chức các kỳ thi - kiểm tra khách quan, chính xác, nhanh chóng,  hiệu quả, tiết kiệm được thời gian và chi phí

6. Khả năng áp dụng của đề tài

Đề tài có khả năng áp dụng cao. Thông qua các nghiên cứu kinh nghiệm các nước trên thế giới và hầu hết các trường Đại học, cao đẳng trong cả nước đã áp dụng hình thức thi trắc nghiệm vào đánh giá kết quả giảng dạy và học tâp.

          Trường Cao Đẳng Nghề Hàng Hải Tp Hồ Chí Minh hiện tại cũng đang sử dụng phần mêm trắc nghiệm đơn giản để thi kết thúc môn Tin học căn bản. Phần mềm này đã phát huy hiệu quả trong thời gian qua nhưng nó chỉ đáp ứng được một môn học và còn tồn tại nhiều hạn chế. Vì vậy đề tài “ Nghiên cứu xây dựng phần mềm thi trắc nghiệm cho các môn học lý thuyết tại trường Cao Đẳng Nghề Hàng Hải Tp. Hồ Chí Minh” có nhiều cơ sở để khẳng định áp dụng thành công.

 Phần kết luận và kiến nghị

Đề tài đã thực hiện được các nội dung chính sau:

-         Tìm hiểu các phương pháp thi trắc nghiệm, ưu nhược điểm của các dạng trắc nghiệm khách quan

-         Tìm hiểu các công cụ lập trình thông dụng hay sử dụng để xây dựng hệ thống trắc nghiệm trên mạng

-         Phân tích, thiết kế hệ thống trắc nghiệm khách quan trên mạng

-         Xây dựng được hệ thống trắc nghiệm trên mạng theo phân tích thiết kế, bằng công cụ đã lựa chọn

+  Các nội dung cụ thể đã đạt được:

- Cho phép thi trắc nghiệm trên máy trong mạng LAN hoặc qua Internet

- Có chế độ để học viên thi thử trước lúc thi chính thức

- Tạo ngân hàng đề thi (có thể cập nhật trực tiếp hoặc qua Internet)

- Hỗ trợ công thức hình ảnh bảng biểu…

- Tạo đề thi ngẫu nhiên từ ngân hàng đề thi.

- Cho phép thi nhiều môn học tại cùng một thời điểm

- Cho phép tạo các báo cáo, đánh giá và danh sách điểm học sinh.

- Hỗ trợ thêm hình thức thi trên giấy.

- Có thể tạo đề ngẫu nhiên hoặc tạo đề theo mong muốn của giáo viên

- Cho phép nhập câu hỏi bằng một tập tin Excel

- Lưu lại bài thi và đáp án của sinh viên bằng file .pdf

- Phân quyền sử dụng linh hoạt

            - Thử nghiệm cho một số môn học tại Khoa Công Nghệ Thông Tin

Tuy nhiên đề tài còn một số hạn chế sau:

-         Chưa thực hiện được hết các dạng trắc nghiệm khách quan

-         Các thống kê, báo cáo còn chưa đầy đủ

Đây là phiên bản phần mềm đầu tiên của chúng tôi về trắc nghiệm qua mạng, mặc dù đã rất cố gắng nhưng không thể tránh được các sai sót. Trong thời gian tới, nếu tiếp tục cải tiến, nâng cấp sẽ được sản phẩm phần mềm trắc nghiệm qua mạng hoàn thiện hơn, áp dụng vào thực tế tốt hơn.


Logged


Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.