một đoạn mạch RLC nối tiếp có cường độ dòng điện sớm pha so với điện áp một góc [tex][tex]\frac{\Pi }{4}[/tex]
[/tex]. Điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu đoạn mạch không đổi. Câu nào sau đây đúng với đoạn mạch này?
A.trong đoạn mạch này không thể có cuộn cảm
B.hệ số công suất của đoạn mạch bằng 0
C.Nếu tăng tần số dòng điện lên một lượng nhỏ thì điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu điện trở giảm
D. nếu tăng tần số của dòng điện một lượng nhỏ thì cường độ hiệu dụng của dòng điện qua đoạn mạch tăng
đáp án là câu D nhưng em không hiểu vì sao!xin mọi người giải đáp dùm,cảm ơn nhiều!
Độ lệch pha giữa u & i: [tex]tan\varphi = \frac{Z_{L}-Z_{C}}{R}= - \frac{\pi }{4}[/tex]
A. Dễ thấy câu này sai. Mạch vẫn có thể có cuộn cảm, miễn là [tex]Z_{L} < Z_{C}[/tex]
B. Câu này còn sai dữ nữa, đề đã cho độ lệch pha thế rồi thì sao hệ số công suất bằng không được.
C. Tăng tần số f thì [tex]\omega[/tex] tăng, mà:
[tex]U_{R}=I. R = \frac{U_{AB}}{Z_{AB}}.R = \frac{U_{AB}}{\sqrt{R^{2}+ \left(Z_{L}-Z_{C} \right)^{2}}}.R[/tex]
Khi [tex]\omega[/tex] tăng thì [tex]Z_{L}[/tex] tăng và [tex]Z_{C}[/tex] giảm nên kết luận trên
chưa hoàn toàn đúng. [tex]U_{R}[/tex] sẽ tăng rồi giảm. ( Ở đây nên hiểu là f sẽ tăng liên tục nên mới có kết luận này ).
D. Câu này gần giống câu C về biểu thức:
Cường độ dòng điện: [tex]I= \frac{U_{AB}}{Z_{AB}} = \frac{U_{AB}}{\sqrt{R^{2}+ \left(Z_{L}-Z_{C} \right)^{2}}}[/tex]
Khi [tex]\omega[/tex] tăng
một lượng nhỏ thì [tex]Z_{L}[/tex] tăng và [tex]Z_{C}[/tex] giảm nên I tăng (tiến gần đến hiện tượng cộng hưởng thì [tex]I_{max}[/tex]).
Do đó câu này đúng. Em lưu ý chỗ tô đậm, chỉ tăng một lượng nhỏ rồi không tăng nữa. Vì nếu cho tăng liên tục thì cũng giống như câu C.