07:39:34 am Ngày 28 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Đặt điện áp xoay chiều u=U0cos2πft(V) có U0 không đổi và f thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Khi f=f0 thì trong đoạn mạch có cộng hưởng điện. Giá trị của f0 là 
Một kính hiển vi có các tiêu cự vật kính và thị kính là  f1 và f2. Độ dài quang học của kính là δ. Người quan sát có mắt không bị tật và có khoảng cực cận là D. Số bộ giác G của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực được tính bằng biểu thức nào sau đây?
Con lắc đơn dao động tại nơi có g = 10 m/s2 với biên độ góc 0,1 rad. Khi qua vị trí cân bằng, có vận tốc 50 cm/s. Chiều dài dây treo:
Con lắc lò xo có khối lượng m=1kg, k=$$\frac{1}{4\sqrt{3}}$$N/m. Tại thời điểm ban đầu vật có vận tốc v=25 cm/s và gia tốc a= - 6,25 $$\sqrt{3}$$m/s2. Pha ban đầu của dao động là:
Cho vật dao động điều hòa.Vật cách xa vị trí cân bằng nhất khi vật qua vị trí


Trả lời

5.29.nhờ giúp dao động, sóng cơ

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 5.29.nhờ giúp dao động, sóng cơ  (Đọc 9860 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
anhngoca1
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +0/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 204
-Được cảm ơn: 25

Offline Offline

Bài viết: 267


Email
« vào lúc: 08:08:04 pm Ngày 07 Tháng Năm, 2012 »

nhờ các bạn giải giúp mình hai bài này với nhé

Câu 5:  Một con lắc lò xo đạt trên mặt phảng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có một đầu cố định, đầu kia gắn với vật  nhỏ có khối lượng m. Ban đầu vật m được giữ ở vị trí để lò xo bị nén 9 cm. Vật M có khối lượng bằng một nửa khối lượng vật m nằm sát m. Thả nhẹ  m để hai vật chuyển động theo phương của trục lò xo. Bỏ qua mọi ma sát. Ở thời điểm lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên, khoảng cách giữa hai vật m và M là:
  A. 9 cm.                    B. 4,5 cm.                      C. 4,19 cm.     `      D. 18cm

Câu 29: Một ống khí có một đầu bịt kín, một đàu hở tạo ra âm cơ bản có tần số 112Hz. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 336m/s. Bước sóng dài nhất của các họa âm mà ống này tạo ra bằng:
A. 1m.      B. 0,8 m.   C. 0,2 m.   D. 2m.


Logged


hungnq
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 31
-Được cảm ơn: 10

Offline Offline

Bài viết: 39


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 10:10:29 pm Ngày 07 Tháng Năm, 2012 »

nhờ các bạn giải giúp mình hai bài này với nhé

Câu 5:  Một con lắc lò xo đạt trên mặt phảng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có một đầu cố định, đầu kia gắn với vật  nhỏ có khối lượng m. Ban đầu vật m được giữ ở vị trí để lò xo bị nén 9 cm. Vật M có khối lượng bằng một nửa khối lượng vật m nằm sát m. Thả nhẹ  m để hai vật chuyển động theo phương của trục lò xo. Bỏ qua mọi ma sát. Ở thời điểm lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên, khoảng cách giữa hai vật m và M là:
  A. 9 cm.                    B. 4,5 cm.                      C. 4,19 cm.     `      D. 18cm

Câu 29: Một ống khí có một đầu bịt kín, một đàu hở tạo ra âm cơ bản có tần số 112Hz. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 336m/s. Bước sóng dài nhất của các họa âm mà ống này tạo ra bằng:
A. 1m.      B. 0,8 m.   C. 0,2 m.   D. 2m.

Câu 5: (giống câu thi ĐH năm ngoái)
Gọi biên độ ban đầu là [tex]A=9cm[/tex] . Khi đến VTCB m dao động với biên độ [tex]A_1[/tex] , M chuyển động thằng đều với [tex]v_{max}=A_1\omega[/tex]
Bảo toàn năng lượng tại biên ban đầu và biên lúc sau:
[tex] \frac{1}{2}m\omega^2A^2=\frac{1}{2}m\omega^2A_1^2+\frac{1}{2}Mv_{max}^2[/tex]

[tex]\Rightarrow A^2=A_1^2+\frac{1}{2}A_1^2 \Rightarrow A_1=A\sqrt{\frac{2}{3}}=3\sqrt{6}cm[/tex]
Quãng đường M đi được tính từ VTCB: [tex]s=v_{max}\frac{T}{4}.=A_1\omega.\frac{2\pi}{4\omega}=\frac{A_1\pi}{2}[/tex]
Vật M cách m 1 đoạn bằng [tex]s-A_1=4,19cm[/tex]
Câu 29:
[tex]\lambda_{max}=\frac{v}{f_{min}}=3m[/tex] chứ nhỉ? Không biết mình nhầm lẫn ở đâu?


Logged
Quỷ kiến sầu
Lão làng
*****

Nhận xét: +25/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 65
-Được cảm ơn: 832

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 745


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 10:14:46 pm Ngày 07 Tháng Năm, 2012 »



Câu 29: Một ống khí có một đầu bịt kín, một đàu hở tạo ra âm cơ bản có tần số 112Hz. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 336m/s. Bước sóng dài nhất của các họa âm mà ống này tạo ra bằng:
A. 1m.      B. 0,8 m.   C. 0,2 m.   D. 2m.


Câu 29:
[tex]\lambda_{max}=\frac{v}{f_{min}}=3m[/tex] chứ nhỉ? Không biết mình nhầm lẫn ở đâu?
Ống sáo: [tex]l=k\frac{\lambda }{4} \Rightarrow f=k\frac{v}{4l}[/tex]

Với k = 1 là âm cơ bản, k = 3, 5, 7... là các họa âm bậc 3, bậc 5, bậc 7 ...

==> f = k.fo (k = 3,5,7...)

Bước sóng của họa âm max <==> tần số họa âm min <==> k = 3 (họa âm bậc 3) ==> f = 3fo = 336Hz

[tex]\lambda =\frac{v}{f}=1m[/tex]


Logged
hungnq
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 31
-Được cảm ơn: 10

Offline Offline

Bài viết: 39


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 10:19:59 pm Ngày 07 Tháng Năm, 2012 »


Ống sáo: [tex]l=k\frac{\lambda }{4} \Rightarrow f=k\frac{v}{4l}[/tex]

Với k = 1 là âm cơ bản, k = 3, 5, 7... là các họa âm bậc 3, bậc 5, bậc 7 ...

==> f = k.fo (k = 3,5,7...)

Bước sóng của họa âm max <==> tần số họa âm min <==> k = 3 (họa âm bậc 3) ==> f = 3fo = 336Hz

[tex]\lambda =\frac{v}{f}=1m[/tex]
Em muốn hỏi rõ hơn là [tex]f_{min}[/tex] khác với f cơ bản ạ?


Logged
Đậu Nam Thành
Vật lí
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +21/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 73
-Được cảm ơn: 610

Offline Offline

Bài viết: 994


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 10:28:14 pm Ngày 07 Tháng Năm, 2012 »


Ống sáo: [tex]l=k\frac{\lambda }{4} \Rightarrow f=k\frac{v}{4l}[/tex]

Với k = 1 là âm cơ bản, k = 3, 5, 7... là các họa âm bậc 3, bậc 5, bậc 7 ...

==> f = k.fo (k = 3,5,7...)

Bước sóng của họa âm max <==> tần số họa âm min <==> k = 3 (họa âm bậc 3) ==> f = 3fo = 336Hz

[tex]\lambda =\frac{v}{f}=1m[/tex]
Em muốn hỏi rõ hơn là [tex]f_{min}[/tex] khác với f cơ bản ạ?
Vì đề ra là tìm bước sóng dài nhất của các họa âm nên fmin khác f cơ bản.


Logged

Tất cả vì học sinh thân yêu
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.