03:55:05 pm Ngày 26 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Vật có khối lượng m treo vào lò xo có độ cứng k. Kích thích cho vật dao động điều hòa với biên độ 3 cm thì chu kì dao động của nó là T = 0,3 s. Nếu kích thích cho vật dao động với biên độ bằng 6 cm thì chu kì dao động của con lắc là
Cho đoạn điện xoay chiều gồm cuộn dây có điện trở thuần r, độ tự cảm L mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C , Biết hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch cùng pha với cường độ dòng điện, phát biểu nào sau đây là sai:
Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k, vật nặng khối lượng m. Chu kì dao động của vật được xác định bởi biểu thức
Điện tích của một bản tụ và cường độ dòng điện qua cuộn cảm của mạch lí tưởng LC dao động điện từ tự do lần lượt là  q=Q0cos(ωt+φ) (Q0>0) và i=I0cos(ωt) (I0>0) . Giá trị của φ    là
Một vật chịu tác dụng của ngoại lực có biểu thức Fn = F0cos(10πt + π/2) thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Tần số dao động riêng của vật là


Trả lời

Câu Lý Thuyết Dao động Điều Hòa Khó.

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Câu Lý Thuyết Dao động Điều Hòa Khó.  (Đọc 14314 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
snowangel912
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 3
-Được cảm ơn: 2

Offline Offline

Bài viết: 11


Email
« vào lúc: 06:50:40 pm Ngày 19 Tháng Sáu, 2011 »

: Trong một thang máy đứng yên có treo một con lắc lò xo. Con lắc gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k. Ở thời điểm t nào đó khi con lắc đang dao động, thang máy bắt đầu chuyển động nhanh dần đều theo phương thẳng đứng đi lên. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Nếu tại thời điểm t con lắc ở vị trí biên trên thì biên độ dao động giảm đi.
B. Nếu tại thời điểm t con lắc ở vị trí biên dưới thì biên độ dao động tăng lên.
C. Nếu tại thời điểm t con lắc qua vị trí cân bằng thì biên độ dao động sẽ không thay đổi.
D. Nếu tại thời điểm t con lắc qua vị trí cân bằng thì biên độ dao động sẽ tăng lên.
Đáp án là D nhưng em ko biết vì sao cả.Hình như chu kì con lắc lò xo không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài mà?.Câu này em lấy trong đề thi thử lần 5 chuyên Thái Bình
« Sửa lần cuối: 07:17:08 am Ngày 02 Tháng Bảy, 2012 gửi bởi Quang Dương »

Logged


nguyen_lam_nguyen81
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +45/-20
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 114
-Được cảm ơn: 139

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 392

Thà ngu dốt một lần, còn hơn một đời ngu dốt.

kiniem050104@yahoo.com kiniem050104
Email
« Trả lời #1 vào lúc: 08:35:27 pm Ngày 19 Tháng Sáu, 2011 »

 %-)

Lâm Nguyễn công nhận đây là một câu hỏi lý thuyết vận dụng rất hay. Để trả lời câu hỏi trước hết bạn lên đọc đường link mà Lâm Nguyễn đưa cho bạn sau. Khi đó bạn sẽ hình dung một chút về dạng toán nay.
http://www.moon.vn/baigiang/LyThuyet.aspx?ChuyenDeID=399&SubjectID=2


Logged

Lâm Nguyễn_ Quỳnh Văn_Quỳnh Lưu_ Nghệ An.
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 09:04:04 pm Ngày 19 Tháng Sáu, 2011 »

: Trong một thang máy đứng yên có treo một con lắc lò xo. Con lắc gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k. Ở thời điểm t nào đó khi con lắc đang dao động, thang máy bắt đầu chuyển động nhanh dần đều theo phương thẳng đứng đi lên. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Nếu tại thời điểm t con lắc ở vị trí biên trên thì biên độ dao động giảm đi.
B. Nếu tại thời điểm t con lắc ở vị trí biên dưới thì biên độ dao động tăng lên.
C. Nếu tại thời điểm t con lắc qua vị trí cân bằng thì biên độ dao động sẽ không thay đổi.
D. Nếu tại thời điểm t con lắc qua vị trí cân bằng thì biên độ dao động sẽ tăng lên.
Đáp án là D nhưng em ko biết vì sao cả.Hình như chu kì con lắc lò xo không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài mà?.Câu này em lấy trong đề thi thử lần 5 chuyên Thái Bình
Khi thang máy bắt đầu chuyển động nhanh dần đều theo phương thẳng đứng đi lên con lắc xem như chịu tác dụng của trọng lực hiệu dụng lớn hơn P. Do đó vị trí cân bằng lúc sau của nó ở thấp hơn vị trí cân bằng lúc đầu . Tốc độ của vật vào thời điểm tăng tốc luôn không đổi ; tần số góc của con lắc cũng không đổi.
Để tính biên độ mới của con lắc ta áp dụng hệ thức
[tex]A'=\sqrt{x^{2}+v^{2}/\omega ^{2}}[/tex] vào thời điểm thang máy tăng tốc
+ Khi ở vị trí biên trên , biên độ mới của vật được tính bởi
[tex]A'=A+\Delta l> A[/tex]
 Với [tex]\Delta l[/tex] là độ dãn thêm của lò xo dưới tác dụng của lực quán tính
+Nếu tại thời điểm t con lắc ở vị trí biên dưới thì biên độ mới của vật được tính bởi
[tex]A'=\left|A-\Delta l \right|[/tex] trường hợp này không có cơ sở để kết luận chính xác
[tex]A'> A hay A' < A[/tex]
+ Nếu tại thời điểm t con lắc qua vị trí cân bằng thì biên độ dao động mới được tính bởi
[tex]A'=\sqrt{(A'-A)^{2}+v^{2}/\omega ^{2}}=\sqrt{(A'-A)^{2}+A^{2}}>A[/tex]
Vậy Đáp án D

« Sửa lần cuối: 10:32:34 pm Ngày 19 Tháng Sáu, 2011 gửi bởi dauquangduong »

Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
lnanhkhoa
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 29
-Được cảm ơn: 3

Offline Offline

Bài viết: 18


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 09:00:03 pm Ngày 13 Tháng Năm, 2012 »

thưa thầy,ở 2 vị trí biên trên biên dưới theo em là ngược lại mới đúng chứ
Khi thang máy bắt đầu chuyển động nhanh dần đều theo phương thẳng đứng đi lên con lắc xem như chịu tác dụng của trọng lực hiệu dụng lớn hơn P. Do đó vị trí cân bằng lúc sau của nó ở thấp hơn vị trí cân bằng lúc đầu . Tốc độ của vật vào thời điểm tăng tốc luôn không đổi ; tần số góc của con lắc cũng không đổi.
Để tính biên độ mới của con lắc ta áp dụng hệ thức
[tex]A'=\sqrt{x^{2}+v^{2}/\omega ^{2}}[/tex] vào thời điểm thang máy tăng tốc
+ Khi ở vị trí biên trên,biên độ mới của vật được tính bởi
[tex]A'=A+\Delta l> A[/tex]
 Với [tex]\Delta l[/tex] là độ dãn thêm của lò xo dưới tác dụng của lực quán tính
+Nếu tại thời điểm t con lắc ở vị trí biên dưới thì biên độ mới của vật được tính bởi
[tex]A'=\left|A-\Delta l \right|[/tex] trường hợp này không có cơ sở để kết luận chính xác
[tex]A'> A hay A' < A[/tex]
+ Nếu tại thời điểm t con lắc qua vị trí cân bằng thì biên độ dao động mới được tính bởi
[tex]A'=\sqrt{(A'-A)^{2}+v^{2}/\omega ^{2}}=\sqrt{(A'-A)^{2}+A^{2}}>A[/tex]
Vậy Đáp án D


Logged
Messi_ndt
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 44
-Được cảm ơn: 23

Offline Offline

Bài viết: 25


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 11:14:03 pm Ngày 19 Tháng Sáu, 2013 »

Cho em hỏi khi vật đang đi qua vị trí cân bằng như câu D mà thang máy chuyển động đi lên nhanh dần đều dẫn đến gia tốc hiệu dụng tăng (g+a) thì tần số góc mới tại sao vẫn không đổi?


Logged
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 04:33:27 am Ngày 20 Tháng Sáu, 2013 »

Cho em hỏi khi vật đang đi qua vị trí cân bằng như câu D mà thang máy chuyển động đi lên nhanh dần đều dẫn đến gia tốc hiệu dụng tăng (g+a) thì tần số góc mới tại sao vẫn không đổi?

Gia tốc hiệu dụng tăng thì ta có thể xem như con lắc dao động tại một nơi có gia tốc trọng trường khác với chỗ ban đầu .
Nhưng chu kì dao động của con lắc lò xo chỉ phụ thuộc vào m và k !


Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.