09:52:26 pm Ngày 23 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Mạch dao động điện từ gồm cuộn cảm L và tụ C. Khi tăng điện dung của tụ lên 4 lần thì chu kỳ dao động của mạch
Nhôm có công thoát 2,76eV. Giới hạn quang điện của kim loại này là
Một cánh quạt dài 22 cm đang quay với tốc độ 15,92 vòng/s thì bắt đầu quay chậm dần đều và dừng lại sau thời gian 10 giây. Gia tốc góc của cánh quạt đó có độ lớn bằng bao nhiêu ?
Từ thông qua một mạch điện kín biến thiên đều theo thời gian. Trong khoảng thời gian 0,2 s từ thông biến thiên một lượng là 0,25 Wb. Suất điện động cảm ứng trong mạch có độ lớn là
Tia phóng xạ không mang điện tích là tia


Trả lời

Giúp em bài toán này nha các anh.

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp em bài toán này nha các anh.  (Đọc 8523 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Daniel Phung
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 73
-Được cảm ơn: 24

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 129


Một phút ham vui


Email
« vào lúc: 01:05:07 pm Ngày 19 Tháng Mười Hai, 2010 »

Bài 1: Một dòng điện xoay chiều có cường độ hiệu dụng 2A, tần số 50Hz chạy trong một dây dẫn. Trong thời gian 1s, số lần cường độ dòng điện có giá trị tuyệt đối bằng 1A là
      A.  50                   B. 100                 C. 200                      D. 400
Bài 2: Một sợi dây thép AB dài 41cm treo lơ lửng đầu A cố định, đầu B tự do. Kích thích dao động cho dây nhờ một nam châm điện với tần số dòng điện 20Hz, vận tốc truyền sóng trên dây 160 cm/s. Khi xảy ra hiện tượng sóng dừng trên dây xuất hiện số nút sóng và số điểm bụng sóng là:
A. 11 nút, 10 bụng.   B. 11 nút, 11 bụng.   C. 21 nút, 21 bụng.   D. 21 nút, 20 bụng.


Và 1 vấn đề: Chứng minh chu kì trùng phùng của 2 con lắc là T=(T1.T2)/(T1 - T2)
Cảm ơn các anh


Logged



Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ thất bại
le tan hau
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +7/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 4
-Được cảm ơn: 22

Offline Offline

Bài viết: 89


Luôn lắng nghe và thấu hiểu.


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 07:27:27 pm Ngày 19 Tháng Mười Hai, 2010 »

Bài 1: Một dòng điện xoay chiều có cường độ hiệu dụng 2A, tần số 50Hz chạy trong một dây dẫn. Trong thời gian 1s, số lần cường độ dòng điện có giá trị tuyệt đối bằng 1A là
      A.  50                   B. 100                 C. 200                      D. 400
Bài 2: Một sợi dây thép AB dài 41cm treo lơ lửng đầu A cố định, đầu B tự do. Kích thích dao động cho dây nhờ một nam châm điện với tần số dòng điện 20Hz, vận tốc truyền sóng trên dây 160 cm/s. Khi xảy ra hiện tượng sóng dừng trên dây xuất hiện số nút sóng và số điểm bụng sóng là:
A. 11 nút, 10 bụng.   B. 11 nút, 11 bụng.   C. 21 nút, 21 bụng.   D. 21 nút, 20 bụng.


Và 1 vấn đề: Chứng minh chu kì trùng phùng của 2 con lắc là T=(T1.T2)/(T1 - T2)
Cảm ơn các anh
Bài 1: Vì tần số dòng là 50Hz có nghĩa dòng điện thực hiện 50 dao đông trong 1s, một dao động có 2 lần dòng điện có giá trị 1A và -1 A. nên có 200 lần có độ lớn dòng điện là 1A đúng rồi.
bài 2: tần số dòng điện là 20hz. Trong một chu kỳ dòng điện sẽ đảo chiều nên Nam châm điện đảo cực và hút dây thép 2 lần. Do đó tần số sóng là 40hz.
Áp dụng công thức. l = [tex]\lambda[/tex]/4 + k[tex]\lambda[/tex]/2 ta thu được kết quả như em có. ( k = 20) nghĩa là 21 nút và 21 bụng.
Tuy nhiên bài này không thực tế lắm vì khó lòng thực hiện thí nghiệm như thế.
- Việc chứng minh này cũng dễ thôi : gọi t là thời gian con hai con lắc lập lại trạng thái
t = n1 .T1=n2T2 từ công thức này em tự chứng minh tiếp nhé tôi.
Chúc thành công.
Nếu bí mai tôi giải cho.


Logged

Toán thì dốt
Lý thì thích nhung không biết nhiều
Hóa không biết gì?
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.