3. Mình cảm ơn câu trả lời của bạn.
Nhưng mình vẫn băn khoăn là có người cho là có đáp án điện tích của tấm kẽm là trung hòa về điện trong trường hợp sau.
Nếu bước sóng của ánh sáng kích thích mà bằng với giới hạn quang điện thì vẫn xảy ra hiện tượng quang điện đúng không? Khi đó e quang điện có vận tốc bằng không.
Ban đầu thì điện tích âm của tấm kẽm sẽ đẩy e đi ra khỏi bề mặt của tấm kẽm, sau đó khi tấm kẽm trung hòa về điện thì e quang điện vừa ra khởi tấm kẽm có bị tấm kẽm mang điện tích dương khi đó hút vào không nhỉ? và khi đó tấm kẽm mang điện tích dương hay trung hòa vây?
[-O< [-O< [-O< [-O< [-O< %-) %-) %-)
Ở trên
hoatu giải thích rất hợp lý trong trường hợp ánh sáng kích thích có bước sóng ngắn hơn giới hạn quang điện.
Ở trường hợp giới hạn, bước sóng = giới hạn quang điện, giải thích của
nguyen_lam_nguyen cũng hợp lý : ban đầu, chỉ có các electron tương ứng với điện tích âm của kim loại bị bắn ra. Sau đó, khi kim loại trung hòa điện rồi, hiện tượng quang điện sẽ không còn nữa.