" để hạn chế dòng điện Foucault, người ta không dùng lõi sắt dưới dạng khối liền mà dùng những lá thép silic mỏng có phủ lớp sơn cách điện ghép sát lại với nhau --> điện trở của lõi sắt đối với dòng điện Foucault tăng lên " ---> giải thích như vậy có đúng không? trong khi thực tế, điện trở của khối kim loại là không thay đối. Vậy có điều gì mâu thuẫn ở đây?
Thưa pác nó được giải thích nư sau: ho:)
Người ta không dùng cả khối sắt lớn làm lõi mà dùng nhiều lá sắt mỏng được sơn cách điện và ghép lại với nhau sao cho các lát cắt song song với chiều của từ trường. Dòng điện Foucault do đó chỉ chạy trong từng lá mỏng. Vì từng lá đơn lẻ có kích thước nhỏ, do đó có điện trở lớn, nên cường độ dòng điện Foucault trong các lá đó bị giảm đi nhiều so với cường độ dòng Foucault trong cả khối sắt lớn. Vì vậy, năng lượng điện bị hao phí cũng giảm đi. Đó là lý do tại sao các máy biến thế truyền thống thường dùng các lõi tôn silic (sắt silic) được cán mỏng bởi chúng có điện trở suất sẽ làm giảm thiểu tổn hao do dòng Foucault; hoặc các lõi biến thế hiện nay sử dụng các vật liệu từ mềm đặc biệt là hợp kim tinh thể nano có điện trở suất cao. Trong kỹ thuật cao tần và siêu cao tần, người ta bắt buộc phải sử dụng lõi dẫn từ là các vật liệu gốm ferit có điện trở suất cao làm tổn hao Foucault được giảm thiểu.
Như vậy nghĩa là là thép mỏng thì điện trở lớn hơn khối sắt, mặt khác nó là tôn silic là loại thép kỷ thuật có điện trở lớn đó.