04:54:55 pm Ngày 24 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Đặt điện áp u=U0cosωV (U0 không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn AM chứa điện trở R1mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần, đoạn MB chứa điện trở R2 mắc nối tiếp với tụ điện, lúc này cường độ dòng điện hiệu dụng qua đoạn mạch AB là I1. Nếu nối tắt tụ điện thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch AB là I2=I1. Biết giá trị tức thời của hai cường độ dòng điện trên lệch pha nhau π2. Hệ số công suất của đoạn mạch AB khi chưa nối tắt tụ điện là
Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là
Cho hai quả cầu kim loại nhỏ, giống nhau, tích điện và cách nhau 10 cm thì chúng hút nhau một lực bằng 5,4 N. Cho chúng tiếp xúc với nhau rồi tách chúng ra đến khoảng cách như cũ thì chúng đẩy nhau một lực bằng 5,625 N. Tính số electron đã trao đổi sau khi cho tiếp xúc với nhau.
Hai điện tích q1=4.10-8 C và  q2=-4.10-8 C đặt tại hai điểm A và B cách nhau đoạn 4 cm trong không khí. Lực tác dụng lên điện tích q=2.10-7  C đặt tại M cách A 4 cm và cách B 8 cm là?
Đặt điện áp xoay chiều lên hai đầu mạch điện như trong hình. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AN (1) và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch MB (2) vào thời gian được cho trên hình vẽ. Số chỉ của vôn kế nhiệt là


Trả lời

Cùng Tìm Hiểu Về Nguyệt Thực

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cùng Tìm Hiểu Về Nguyệt Thực  (Đọc 1019 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
ursamajor969
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 48


Email
« vào lúc: 06:35:06 pm Ngày 10 Tháng Sáu, 2016 »


Vào các đêm rằm Mặt Trăng hướng toàn bộ bề mặt được Mặt trời chiếu sáng của nó về phía Trái Đất, do đó Mặt trăng rất sáng và có màu vàng. Tuy nhiên thi thoảng ta vẫn thấy vào đêm rằm Mặt Trăng không có màu vàng mà là một đĩa tròn có màu đỏ sẫm. tại sao lại như vậy?   
Nguyên nhân
Hiện tượng này xảy ra khi mặt trăng chuyển dịch đến nửa phần trái đất không hướng về phía mặt trời. Khi đó mặt trăng, trái đất, mặt trời sẽ cùng hoặc gần cùng nằm trên một đường thẳng. Bóng tối của trái đất sẽ che khuất mặt trăng và xảy ra hiện tượng nguyệt thực.

Vậy tại sao khi nguyệt thực mặt trăng có màu đỏ?
Ánh sáng từ Mặt Trời có thành phần bao gồm đủ các màu (xanh, đỏ, tím, vàng…). Khi ánh sáng Mặt trời đi xuyên qua lớp khí quyển Trái Đất, các ánh sáng đều bị khí quyển hấp thụ gần như hoàn toàn, chỉ còn  ánh sáng đỏ là ánh sáng có bước sóng dài nhất, nên có khả năng đâm xuyên qua bầu khí quyển ( do nó không bị bầu khí quyển hấp thụ mạnh như các ánh sáng khác). Đồng thời bầu khí quyển Trái Đất là một thấu kính hội tụ khổng lồ làm cho ánh sáng đỏ đi xuyên qua có xu hướng lệch về trục chính và ánh sáng này đã chiếu rọi Mặt Trăng. Do đó Mặt Trăng có màu đỏ sẫm.

 Có mấy loại nguyệt thực?
Nguyệt thực bán phần: Khi Mặt Trăng đi vào vùng nửa tối ta có bán Nguyệt thực (Nguyệt thực bán dạ ). Quan sát hiện tượng này ta chỉ thấy Mặt Trăng tối đi một chút so với bình thường. thường khó nhìn thấy bằng mắt thường do ánh chói của Mặt Trời giảm thiểu.
 Nguyệt thực toàn phần : Khi Mặt Trăng đi qua và nằm hoàn toàn trong vùng bóng đen ta có Nguyệt thực toàn phần. Khi Mặt Trăng nằm hoàn toàn trong vùng bóng đen ta sẽ thấy nó có màu đỏ sẫm.
 Nguyệt thực một phần: Khi Mặt Trăng tiếp giáp với vùng bóng đen ta có Nguyệt thực một phần. Quan sát hiện tượng này ta sẽ thấy cung tròn của bóng Trái Đất hiện rõ trên Mặt Trăng. Chính nhờ hiện tượng này mà Aristos đã phát hiện ra Trái Đất có hình cầu.

Quan sát Nguyệt Thực.

 Ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới Trái Đất sẽ để lại phía sau vùng bóng đen và vùng nửa tối (mờ tối).     
Khi Mặt Trăng đi vào vùng nửa tối (như trường hợp 1 và 2 trong hình vẽ ) ta có Nguyệt thực nửa tối(bán nguyệt thực). Quan sát hiện tượng này ta chỉ thấy Mặt Trăng tối đi một chút so với bình thường.
Khi Mặt Trăng tiếp giáp với vùng bóng đen ta có Nguyệt thực một phần (trường hợp 3). Quan sát hiện tượng này ta sẽ thấy cung tròn của bóng Trái Đất hiện rõ trên Mặt Trăng. Chính nhờ hiện tượng này mà Aristos đã phát hiện ra Trái Đất có hình cầu.
Khi Mặt Trăng đi qua và nằm hoàn toàn trong vùng bóng đen ta có Nguyệt thực toàn phần. Đặc biệt hơn khi Mặt Trăng nằm hoàn toàn trong vùng bóng đen ta sẽ thấy nó có màu đỏ sẫm( trường hợp 4).
Vậy tại sao Mặt trăng lại chuyển sang màu ửng đỏ mà không phải là tối đen khi nguyệt thực toàn phần?
Điều này được giải thích vì ngay cả khi Trái đất chặn các tia từ Mặt trời, thì ánh sáng Mặt trời vẫn rẽ ra xung quanh rìa của Trái đất, và ánh sáng này được phản chiếu lên trên Mặt trăng.
Ánh sáng từ Mặt Trời có thành phần bao gồm đủ các màu với các bước sóng khác nhau. Khi ánh sáng Mặt trời đi xuyên qua lớp khí quyển Trái Đất các bước sóng ngắn như màu xanh, tím .. sẽ bị khí quyển hấp thụ gần như hoàn toàn, chỉ còn ánh sáng đỏ có bước sóng ánh sáng dài là có thể  đi qua do bị khí quyển háp thụ yếu. Đồng thời bầu khí quyển Trái Đất như là một thấu kính hội tụ khổng lồ làm cho ánh sáng đỏ đi xuyên qua có xu hướng lệch về trục chính của vùng bóng tối và ánh sáng này đã chiếu rọi Mặt Trăng khi nó đi qua vùng này. Do đó ta thấy Mặt Trăng có màu đỏ khi diễn ra Nguyệt thực.
Mặt trăng sẽ thay đổi những sắc thái khác nhau trong suốt các giai đoạn diễn ra của Nguyệt thực, bắt đầu từ màu xám đen tới màu đỏ đồng có thể cả màu hổ phách. Độ rực rỡ của màu đỏ này có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi mật độ bụi, và hơi nước của bầu khi quyển Trái Đất vào thời điểm diễn ra Nguyệt Thực

Nguồn: HAAC


Logged


Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.