Các bài thì anh Tuấn đều giải hết rồi, riêng câu 2a thì lời giải của anh Tuấn chưa chặt chẽ bởi vì đơn giản bạn chưa biết được nhiệt lượng thu hay tỏa như thế nào (đúng ra phải giả sử vài trường hợp tính toán rất mệt). Cách giải này chính xác hơn dựa trên lập luận như sau: Nếu hệ không trao đổi nhiệt với bên ngoài thì khi trộn cả ba bình lại với nhau nhiệt độ cân bằng vẫn luôn là một giá trị (cái này gần giống như kiểu cho 100 giọt nước nóng như nhau vào nước lạnh thì cũng tương đương với việc đổ một lượng nước nóng tương đương 100 giọt vào lượng nước lạnh đó), cái này nếu mình không nhầm thì không cần phải chứng minh nhé. Vậy thì ta làm như sau:
Gọi nhiệt độ cân bằng khi đổ cả 3 bình lại với nhau là [tex]t[/tex], ta có:
[tex]t=\frac{m_{1}t_{1}+m_{2}t_{2}+m_{3}t_{3}}{m_{1}+m_{2}+m_{3}}=\frac{m'_{1}t'_{1}+m'_{2}t'_{2}+m'_{3}t'_{3}}{m'_{1}+m'_{2}+m'_{3}}[/tex]
(đây là công thức tính nhiệt độ cân bằng của n chất khác nhau, cái này bạn có thể tham khảo thêm trên mạng hoặc tự chứng minh, nếu cần mình có thể chứng minh lại sau)
với: [tex]m_{1}=m_{2}=m_{3}=\frac{m}{2}; m'_{1}=\frac{m}{6}; m'_{2}=\frac{m}{3}; m'_{3}=m[/tex] (như anh Tuấn nói); [tex]t_{1}=20;t_{2}=40;t_{3}=80;t'_{2}=48;t'_{3}=50[/tex] (độ C).
Từ đó tính được [tex]t'_{1}=24[/tex] (độ C)
Cái này anh copy ở trên mạng mà :v
đúng lý ra thì làm như em là chuẩn , công thức kia cũng ko cần chứng minh làm gì , chúng ta chỉ cần hiểu là cho hết phương trình cân bằng nhiệt về một vế , để biểu thức hiệu nhiệt độ là t cân bằng trừ đi t ban đầu là xong , không cần quan tâm đến dấu của nhiệt tỏa hay nhiệt thu làm gì