cho em hỏi trong lượng tử ánh sáng thì các loại chất đều có màu khác nhau, vậy người chúng ta có phát ra màu không? (khác với màu hồng ngoại), giả sử máy quang phổ có thể chứa được người và người chúng ta có phát ra màu, vậy chúng ta có thể sử dụng máy quang phổ để đo nồng độ các chất trong người chúng ta được không?
Thứ nhất: các chất khác nhau không phải có màu khác nhau mà nó phát ra quang phổ vạch khác nhau để tìm hiểu về các loại quang phổ thì em xem tại đây
http://goo.gl/sG1wP7Thứ 2: Để các chất phát ra quang phổ vạch thì các nguyên tử cấu tạo nên chất đó phải được chuyển sang trạng thái kích thích (nhiệt độ, hoặc chiếu sáng bằng ánh sáng có bước sóng thích hợp) tại sao như thế thì em xem tiên đề Bo giải thích tại đây
http://goo.gl/Kh9DeGThứ 3: con người phát ra tia hồng ngoại vì tia hồng ngoại là tia mà mọi vật có nhiệt độ > O độ kenvil (độ K) đều phát ra.
Thứ 4: Giả sử máy quang phổ chức được người và người chúng ta phát ra màu và các chất đó ở trạng thái kích thích thì cũng không thể sử dụng máy phân tích quang phổ để đo nồng độ các chất trong người chúng ta được vì ngoài các chất vô cơ (canxi, sắt, kẽm, vàng ... ) chúng ta còn được cấu tạo từ các chất hữu cơ nữa như protein, đường ...
Thứ 5: kể cả chúng ta chỉ được cấu tạo bởi các chất vô cơ thì nhét vào trong máy quang phổ các vạch quang phổ sẽ chồng lẫn lên nhau càng khó nhìn. Tuy nhiên nếu chia nhỏ từng phần ra thì cũng có thể biết được em được cấu tạo từ gì.
Trong thực tế: sinh và hóa học đã đủ kết luận các chất có trong người chúng ta rồi không cần phải dùng đến lượng tử ánh sáng của vật lý làm gì cho phức tạp và nguy hiểm.