12:12:29 am Ngày 24 Tháng Mười, 2024
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook
>> TẠI ĐÂY <<
Tìm là có
>>
Trang chủ
Diễn đàn
Một con lắc lò xo đặt nằm ngang gồm vật M = 100 g và lò xo có độ cứng k = 10 N/m đang dao động điều hòa xung quanh vị trí cân bằng với biên độ A = 10 cm. Khi M đi qua vị trí có li độ x = 6 cm người ta thả nhẹ vật m = 300 g lên M (m dính chặt ngay vào M). Sau đó hệ m và M dao động với biên độ xấp xỉ
Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự tần số tăng dần là
Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, có phương trình dao động lần lượt là x1=3cos((ωt-π4)cm và x2=3cos((ωt+π4)cm. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động trên là
Một khối gỗ nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Nếu nâng chậm một đầu bàn lên thì trong giai đoạn vật chưa trượt:
Hạt nhân phóng xạ U92234 đứng yên, phóng ra một hạt α và biến thành hạt nhân thori (Th). Động năng của hạt α chiếm bao nhiêu phần trăm năng lượng phân rã?
Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý
>
VẬT LÝ PHỔ THÔNG
>
VẬT LÝ 12
(Các quản trị:
Hà Văn Thạnh
,
Trần Văn Hậu
,
Nguyễn Bá Linh
,
Đậu Nam Thành
,
Huỳnh Nghiêm
,
dhmtanphysics
,
Trịnh Minh Hiệp
,
Nguyễn Văn Cư
,
Nguyễn Tấn Đạt
,
Mai Minh Tiến
,
ph.dnguyennam
,
superburglar
,
cuongthich
,
rerangst
,
JoseMourinho
,
huongduongqn
,
junjunh
) >
thầy cô giải giúp em con lắc đơn với ạ
Thầy cô giải giúp em con lắc đơn với ạ
Trang:
1
Xuống
« Trước
Tiếp »
In
Tác giả
Chủ đề: thầy cô giải giúp em con lắc đơn với ạ (Đọc 2665 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
lyly2210
Thành viên triển vọng
Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 43
-Được cảm ơn: 2
Offline
Bài viết: 64
thầy cô giải giúp em con lắc đơn với ạ
«
vào lúc:
04:53:44 pm Ngày 30 Tháng Ba, 2013 »
một con lắc đơn có chiều dài là l, dao động điều hòa tại một nơi có gia tốc rơi tự do g, với biên độ góc α0. Khi vật đi qua vị trí có ly độ góc α, nó có vận tốc là v . Khi đó, ta có biểu thức
A v^2/gl=α0^2-α^2
B α^2=α0^2-glv^2
C α0^2=α^2+ v^2/w^2
D α^2=α0^2-v^2*g/l
đáp an là A. thầy cô và cac ban chứng minh giùm em với
Logged
Điền Quang
Administrator
Lão làng
Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994
Offline
Giới tính:
Bài viết: 2742
Giáo viên Vật Lý
Trả lời: thầy cô giải giúp em con lắc đơn với ạ
«
Trả lời #1 vào lúc:
05:08:18 pm Ngày 30 Tháng Ba, 2013 »
Đây là hệ thức độc lập với con lắc đơn, cách chứng minh hệ thức độc lập bên con lắc lò xo như thế nào thì bên đây cũng chứng minh như vậy.
Ở phần con lắc lò xo, ta có: [tex]A^{2} = x^{2} + \frac{v^{2}}{\omega ^{2}}[/tex]
Ta chứng minh dựa trên tính chất lượng giác: [tex]sin^{2}\beta + cos^{2}\beta =1[/tex]
Phần con lắc đơn cũng như vậy, từ phương trình của li độ góc và vận tốc ta suy ra sin va cos, sau đó tiếp tục.
Logged
Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
lyly2210
Thành viên triển vọng
Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 43
-Được cảm ơn: 2
Offline
Bài viết: 64
Trả lời: thầy cô giải giúp em con lắc đơn với ạ
«
Trả lời #2 vào lúc:
05:32:00 pm Ngày 30 Tháng Ba, 2013 »
theo công thức là v^2/w^2 nhưng sao đáp án ghi v^2/gl vậy thầy. trong con lac don toc độ góc w^2=g/l mà. em không hiểu chỗ đó mong thầy giải thik giùm e ạ
Logged
photon01
GV Vật Lý
Thành viên danh dự
Nhận xét: +8/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 15
-Được cảm ơn: 233
Offline
Giới tính:
Bài viết: 275
Trả lời: thầy cô giải giúp em con lắc đơn với ạ
«
Trả lời #3 vào lúc:
06:46:03 pm Ngày 30 Tháng Ba, 2013 »
Con lắc đơn dao động điều hòa thì được mô tả bởi hai phương trình theo li độ dài và li độ góc em ạ!
Theo li độ dài là:[tex]s=s_{0}cos\left(\omega t+\varphi \right)[/tex]
Theo li độ góc là:[tex]\alpha =\alpha _{0}cos\left(\omega t+\varphi \right)[/tex]
Khi chứng minh hệ thức độc lập theo li độ dài ta chứng minh tương tự như phần con lắc lò xo. Với con lắc đơn ta chú ý mối liên hệ giữa li độ dài và li độ góc:[tex]\alpha =\frac{s}{l}\Rightarrow s=\alpha .l[/tex]
Từ hệ thức độc lập theo li độ dài:
[tex]s^{2}+\frac{v^{2}}{\omega ^{2}}=s_{0}^{2}\Leftrightarrow \left(\alpha .l \right)^{2}+\frac{v^{2}}{\frac{g}{l}}=\left(\alpha _{0}.l \right)^{2}\Leftrightarrow \frac{v^{2}.l}{g}=l^{2}\left(\alpha _{0}^{2}-\alpha ^{2} \right)\Leftrightarrow\frac{v^{2}}{g.l}=\left(\alpha _{0}^{2}-\alpha ^{2} \right)[/tex]
Logged
Nỗ lực hết mình vì một tương lai tươi sáng!
Tags:
Trang:
1
Lên
In
« Trước
Tiếp »
Chuyển tới:
Chọn nơi chuyển đến:
Loading...